Giải Địa Lý lớp 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

  • Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á trang 1
  • Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á trang 2
  • Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á trang 3
  • Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á trang 4
  • Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á trang 5
  • Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á trang 6
Bài 15. ĐẶC ĐIỂM DÂN cư, XÃ HỘI CỦA ĐÔNG NAM Á
CẢU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Cho bảng số liệu dưới đây:
Diện tích, dân số của khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Đông Nam Á
Châu Á
Dân số năm 2005 (triệu người)
556
3.920
Diện tích (triệu km2)
4,5
44,4
Em hãy tính:
lì lệ diện tích và dân số của khu vực Đông Nam Á so với châu Á?
Mật độ dân số của khu vực Đông Nam Á và của châu Á?
Trả lời
+ Tỉ lệ diện tích và dân số của khu vực Đông Nam Á so với châu Á (Đơn vị: %)
Đông Nam Á
Châu Á
Diên tích(%)
10,1
100
Dân sô' (%)
14,2
100
+ Mật độ dân so:
Khu vực Đông Nam Á: 123,5 người/km2.
Châu Á: 88,2 người/km2.
Câu 2
Dựa vào hình 15.1. Lược đồ các nước Đông Nam Á và bảng 15.2 trong SGK.
Em hãy cho biết: Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Nêu tên nước và tên thủ đô của các nước?
Trả lời
+ Đông Nam Á có 11 quốc gia.
+ Tên nước và tên thủ đô:
Thứ tự
Tên nước
Thủ đô
1
Cộng hòa In-đô-nê-xi-a
Gia-các-ta
2
Liên bang Mi-an-ma
Nay-pi-đo
3
Vương quốc Thái Lan
Băng Cốc
4
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
,Hà Nội
5
Liên bang Mạ-lai-xi-a
Cua-la Lăm-pơ
6
Cộng hòa Phi-lip-pin
Ma-ni-la
7
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Viên Chăn
8
Vương quốc Cam-pu-chia
Phnôm Pênh
9
Cộng hòa dân chủ Đông Ti-mo
Đi-li
10
Vương quốc Bru-nây
Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan
11
Cộng hòa Xin-ga-po
Xin-ga-po
Câu 3
Dựa vào hình 6.1 trong SGK. (Lược đồ mật độ dân số và các thành phô" lớn ở châu Á).
Em hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở khu vực Đông Nam Á?
Trả lời
+ Nhận xét:
Phân bố dân cư ở khu vực Nam Á rất không đồng đều.
Trên phần đất liền, dân cư tập trung nhiều ở các đồng bằng châu thổ và nhiều vùng ven biển.
Trên các đảo của quần đảo Mã Lai, dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển và một số đảo như Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Lu- xôn (Phi-lip-pin), Xin-ga-po (Xin-ga-po).
+ Giải thích:
Có sự phân bô" như trên do:
Các vùng đồng bằng và ven biển có điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp (nhất là trồng lúa nước), xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu với các nơi khác. Các vùng đồng bằng còn là chiếc nôi của các dân tộc.
- Trên các đảo, phân bố dân cư tập trung ở một số đảo (Gia- va, Lu-xôn....), do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt, ngoài ra, còn do lịch sử khai thác.
Câu 4
Hãy nêu đặc điểm dân cư của nước Đông Nam Á.
Trả lời
Đặc điểm dân cư các nước Đông Nam Á:
+ Dân số đông, mật độ dân số cao (gấp hơn 2 lần mức trung bình của thế giới).
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao (trên 2% năm), ngày nay đã giảm nhiều (1,2 - 1,3%).
+ Dân số trẻ chiếm tỉ lệ lớn nên Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào.
+ Có nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
+ Phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng và ven biển.
Câu 5
Hãy nêu đặc điểm xã hội của các nước Đông Nam Á.
Trả lời
+ Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc, một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia (Thái, Mông...).
+ Đông Nam Á là nơi có nền văn hóa lâu đời và là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ).
+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, nhưng mỗi nước vẫn có những nét riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hóa của khu vực.
+ Trong các năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra với tô'c độ nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của xã hội.
Câu 6
Vì sao lại có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân các nước Đông Nam Á?
Trả lời
Có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất của người
dân các nước Đồng Nam Á vì:
+ Cùng có hoạt động sản xuất nông nghiệp với lúa nước là cây trồng chính, lương thực chính của dân cư trong khu vực là lúa gạo.
+ Cùng chịu ảnh hưởng các nền văn hóa lớn (Trung Quốc, Ấn Độ, Âu - Mĩ).
+ Cùng sống trong môi trường nhiệt đới có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán...
+ Có mối giao lưu lâu đời do có lịch sử phát triển sớm.
+ Cộ một số dân tộc sông ở nhiều nước, không theo biên giới quốc gia.
Câu 7
Hãy nêu một số nét chung và nét riêng trong sản xuất và sinh hoạt của dân cư Đông Nam Á.
Trả lời
Những nét chung:
+ Làm ruộng lúa nước, gạo là lương thực chính.
+ Sống trong các làng (bản, sóc...) tạo thành các cộng đồng gắn bó. + Có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.
+ Có sự đa dạng về văn hóa.
Những nét riêng:
+ Về ăn mặc: Ví dụ:
Ngườĩ Cam-pu-chia có trang phục truyền thống là xà rông, người Việt có trang phục truyền thống là áo dài.
Người In-đô-nê-xi-a không ăn thịt lợn. Người Ma-lai-xi-a theo đạo Hin-đu không ăn thịt bò.
+ Về sinh hoạt:
Người Việt Nam có tục thờ cá ông (cá voi), người In-đô-nê-xi- a, Phi-lip-pin ãn thịt cá ông (cá voi).
Trong giao tiếp, người Việt Nam bắt tay nhau, người Thái Lan thì chắp tay lại.
Các điệu múa dân tộc, sinh hoạt dân gian cũng khác nhau giữa
các nước	
Câu 8
+ Trước đây, nhiều nước Đông Nam Á là thuộc địa của thực dân, đế quốc nào?
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại bị nhiều nước thực dân, đế •qúốc xâm chiếm?
Trả lời
+ Trước đây, nhiều nước Đông Nam Á là thuộc địa của thực dân, đế quốc:
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, thuộc địa của Pháp.
Mi-an-ma, Xin-ga-po, Ma-laĩ-xi-a, Bru-nây: thuộc địa của Anh.
Phi-lip-pin: Tây Ban Nha và Hoa Kì.
In-đô-nê-xi-a: thuộc địa của Hà Lan.
Đông Ti-mo: thuộc địa của Bồ Đào Nha.
+ Khu vực Đông Nam Á bị nhiều nước thực dân đế quốc xâm lược do:
Có vị trí chiến lược (cầu nối giữa hai đại dương, giữa hai châu lục).
Giàu tài nguyên thiên nhiên: lâm sản, khoáng sản (dầu khí, than đá, sắt, kim loại mà, kim loại hiếm...).
Có nhiều nông sản nhiệt đới cần cho các nước Âu - Mĩ như cao su, dầu cọ, cà phê, chè, hồ tiêu và các hương liệu...
II. CÂU HỎI TRAC nghiệm (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn)
Câu 1
Quốc gia nào có dân số đông nhất khu vực Đông Nam Á?
A. Việt Nam.	B. Thái Lan.
c. In-đô-nê-xi-a.	Đ. Phi-lip-pin.
Câu 2
Trong khu vực Đông Nam Á, nước ta có số dân đông thứ A. 2	B. 3	c. 4	D. 5
Câu 3
Trong các nước dưới đây, nước nào có số dân nhiều hơn cả? A. Mi-an-ma.	B. Thái Lan.
c. Ma-lai-xi-a.	D. Phi-lip-pin.
Câu 4
Quốc gia nào ở Đông Nam Á có diện tích tương đương với diện tích nước ta?
Thái Lan.	B. Mi-an-ma. •
c. Ma-laĩ-xi-a.	D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 5
Ngôn ngữ nào được dùng phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á? A. Tiếng Pháp.	B. Tiếng Anh.
c. Tiếng Nhật.	D. Tiếng Tây Ban Nha.
Câu 6
Quốc gia nào của khu vực Đông Nam Á có số lượng tín đồ Hồi giáo nhiều nhất thế giới?
A. Thái Lan.	B. Phi-lip-pin.
c. Ma-lai-xi-a.	D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 7
Điều gì dưới đây không đúng về khu vực Đông Nam Á?
Có nhiều dân tộc và đa dạng về văn hóa.
Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của thế giới, c. Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.
D. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình của thế giới.
Câu 8
Trong các quốc gia dưới đây, quốc gia nào có dân số’ ít nhất? A. Xin-ga-po.	B. Lào.
c. Bru-nây.	D. Đông Ti-mo.
Câu 9
Quốc gia nào có đa số dân cư theo đạo Phật?
A. Thái Lan.	B. Phi-lip-pin.
c. In-đô-nê-xi-a.	D. Ma-lai-xi-a.
Câu 10
Quốc gia nào hiện nay chưa là thành viên của ASEAN?
A. Mi-an-ma.	B. Lào.
c. Cam-pu-chia.	D. Đông Ti-mo.