Giải Địa Lý lớp 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Bài 39. MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC trung bộ I. CÂU HỎI Tự LUẬN Câu 1 Dựa vào hình 42.1, em hãy xác định giới hạn và vị trí của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Trả lời + Giới hạn: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là dải lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, kéo dài từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy núi Bạch Mã (vĩ độ 16°B), gồm khu Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. + Vị trí: Phía bắc giáp miền Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, Trung Quốc. Phía nam giáp miền Nam Trung Bộ. Phía tây giáp Lào. Phía đông giáp biển Đông. Câu 2 Dựa vào hình 42.1 (SGK) và kiến thức đã học, em hãy nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Trả lời Những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: + Địa hình cao nhất nước ta, có nhiều núi cao và thung lũng sâu. Có các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam (Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc), xen giữa là các cao nguyên đá vôi đồ sộ. + Bờ biển dài, giàu tiềm năng (nuôi trồng và khai thác thủy sản, giao thông vận tải biển, đu lịch). + Có đủ các vành đai khí hậu và sinh vật từ nhiệt đới chân núi đến ôn đới núi cao. + Khí hậu phân hóa theo đai cao, theo bắc - nam, theo đông - tầy. Mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc khá sớm, vào mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng. + Tài nguyên phong phú, đa dạng: Thủy năng, khoáng sản (sắt, crômit, thiếc, đá quý, đá vôi), rừng, thủy sản, cảnh quan du lịch (động Phong Nha, bãi biển sầm Sơn, Lăng Cô...). + Là vùng có nhiều thiên tai: Bão lụt, lũ quét, trượt lở đất, hạn hán.... Câu 3 Quan sát hình 42.1 (SGK), em hãy cho biết những dãy núi, những sông lớn nào có hướng tây bắc - đông nam? Trả lời + Những dãy núi có hướng tây bắc - đông nam là: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc, Hoành Sơn. + Những sông có hướng tây bắc - đông nam là: sông Đà, sông Mã, sông Cả. Câu 4 Hãy giải thích tại sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông lại ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? Trả lời Ớmiền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, mùa đông ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do: Càng tiến về phía nam (khu vực Bắc Trung Bộ), gió mùa đông bắc càng suy thoái. Bức chắn của các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam như Hoàng Liên Sơn (Tây Bắc) Hoành Sơn (Bắc Trung Bộ). -> Gió mùa đông bắc suy yếu và bị biến tính. Câu 5 Quan sát hình 42.2 trong SGK (Biểu đồ lượng mưa tại Lai Châu và Quảng Bình). Em có nhận xét gì về chế độ mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Trả lời Nhận xét về chế độ mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Chế độ mưa của miền Tây Bắc (biểu hiện qua biểu đồ lượng mưa tại Lai Châu). Chế độ mưa của Bắc Trung Bộ (biểu hiện qua biểu đồ lượng mưa tại Quảng Bình). + Lai Châu: Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều vào tháng 7. + Quảng Bình: Mùa mưa diễn ra từ tháng 8 đến tháng 12, mưa nhiều vào tháng 10. -> Chế độ mưa của Tây Bắc khác với chế độ mưa ở Bắc Trung Bộ về thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa, số tháng mưa và tháng có lượng mưa nhiều. Câu 6 ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ hiện nay có'những công trình thủy điện lớn nào? Em hãy nêu giầ trị tổng hợp của hồ Hòa Bình. Trả lời + Ớ Tây Bắc và Bắc Trung Bộ hiện nay có các công trình thủy điện lớn là: Thủy điện Hòa Bình và Sơn La trên sông Đà. Thủy điện Bản Vẽ trên sông Cả. + Giá trị tổng hợp của hồ Hòa Bình: Cung, cấp nước cho nhà máy thủy điện Hòa Bình để sản xuất điện Cung cấp nước cho sản xuất nông - lâm - ngư, cho sinh hoạt dân cư ven hồ. Cung cấp thủy sản cho đời sống nhân dân. Giao thông đường thủy, du lịch sông nước. Điều tiết nước sông Đà, giảm lũ lụt cho vùng hạ du. Góp phần điều hòa khí hậu vùng Tây Bắc. Câu 7 Vì sao bảo vệ và phát triển rừng là khâu then chốt để xây dựng cuộc sống bền vững của nhân dân miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Trả lời Bảo vệ và phát triển rừng là khâu then chốt để xây dựng cuộc sống bền vững của nhân dân miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ vì: + Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao và dốc, nhiều núi, nhiều sông suối, ít đồng bằng, nếu mất rừng sẽ làm cho đất đai bị xói mòn, chế độ nước sông suối sẽ thất thường, lũ quét và lụt gia tăng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống dân cư. + Ngoài ra, bảo vệ và phát triển vốn rừng: Trên vùng đồi núi sẽ làm giảm bớt tác hại của gió Tây khô nóng. ở ven biển sẽ ngăn chặn nạn cát bay phủ lấp lên đồng ruộng’ nhà cửa, đường sá.... Câu 8 + Hãy sắp xếp các đèo sau đây đúng theo trình tự từ Nam ra Bắc: đèo Lao Bảo, đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Keo Nưa, đèo Mụ Giạ. + Cho biết các đèo trên nằm trên những quốc lộ nào. Trả lời + Các đèo theo trình tự từ Nam ra Bắc: đèo Hải Vân, đèo Lao Bảo, đèo Mụ Giạ, đèo Ngang, đèo Keo Nưa. + Đèo Hải Vân, đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1. + Đèo Lao Bảo nằm trên quốc lộ 9. + Đèo Mụ Giạ nằm trên quốc lộ 15. + Đèo Keo Nưa nằm trên quốc lộ 8. Câu 9 Hãy trả lời bằng cách điền tiếp vào chỗ của câu. Ị. Các khoáng sản có giá trị .lớn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: Bắc Trung Bộ có nhiều bãi biển đẹp, thu hút nhiều khách du lịch như: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, mùa đông ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Các vườn quốc gia của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, các đồng bằng ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ II. CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn) Câu 1 Có chiều dài dài nhất chảy trên lãnh thổ miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là sông: A. Sông Đà. c. Sông Mã. Sông Thao. D. Sông Cả. Câu 2 Điều gì nào dưới đây không đúng? Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là miền có nhiều núi cao nhất của cả nước. Mùa đông ở khu Tây Bắc đến muộn và lạnh hơn khu Đông Bắc. c. So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ít khoáng sản hơn. D. Các thiên tai thường xảy ra ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là bão, lũ lụt, hạn hán, trượt lở đất. Câu 3 Phong Nha, hang động nổi tiếng ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc tỉnh: A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. c. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình. Câu 4 Đèo nào không nằm ở biên giới Việt -'Lào? A. Đèo Lao Bảo. B. Đèo Ngang. c. Đèo Keo Nưa. D. Đèo Mụ Giạ. Câu 5 Địa danh nào là tên của mỏ sắt lớn ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Cổ Định. B. Quỳ Hợp. c. Thạch Khê. D. Kẻ Bàng. Câu 6 Ngành công nghiệp nào có lợi thế về nguyên liệu để phát triển .ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Công nghiệp vật liệu xây dựng. Công nghiệp luyện kim. c. Công nghiệp chế biến lâm sản. D. Công nghiệp dầu khí. Câu 7 Theo hướng Bắc - Nam, bãi biển nào ở gần Hà Nội hơn cả? A. Cửa Lò. B. Sầm Sơn. Lăng Cô. D. Thiên cầm. Câu 8 Địa danh nào không phải là tên của một dãy núi? A. Hoành Sơn. B. Pu Đen Đinh. Phu Hoạt. D. Bạch Mã. Câu 9 Sông nào là phụ lưu lớn của sông Mã? A. Sông Gianh. B. Sông Con. Sông Hương. D. Sông Chu. Câu 10 Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: A. Di tích Điện Biên Phủ. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, c. Vườn quốc gia Vụ Quang. Vườn quốc gia Hoàng Liên. Nổì ô bên trái (A) đúng với ô bên phải (B) A. vườn quôc gia B. Thuộc tỉnh 1. Bạch Mã a. Thanh Hóa 2. Phong Nha - Kẻ Bàng b. Nghệ An 3. Pù Mát c. Hà Tĩnh 4. Bến En d. Quảng Bình 5. Vụ Quang e. Thừa Thiên - Huế