Giải Địa Lý lớp 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam

  • Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam trang 1
  • Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam trang 2
  • Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam trang 3
  • Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam trang 4
  • Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam trang 5
Bài 34. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Hãy nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?
Trả lời
Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam:
+ Rất phong phú và đa dạng.
Phong phú về số lượng các loài sinh vật.
Đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, về công dụng của các sản phẩm sinh học.
+ Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.
Câu 2
Hãy đưa ra dẫn chứng cho thấy nước ta giàu có về thành phần sinh vật. Hãy cho biết những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta.
Trả lời
+ Nước ta giàu có về thành phần sinh vật: Có hơn 14.600 loài thực vật, 11.200 loài và phân loài động vật.
+ Những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta:
Những điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi (nguồn nhiệt ẩm cao, lượng ánh sáng dồi dào, lớp thổ nhưỡng sâu, dày, vụn bở...), phân hóa theo vùng, miền.
Lãnh thổ ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, ở nơi giao nhau của các luồng sinh vật.
Hình dạng lãnh thổ kéo dài, địa hình đa dạng.
Quá trình phát triển sinh vật Việt Nam không bị băng hà tiêu diệt như ở khu vực ôn đới.
Câu 3
Hãy nêu tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta
Trả lời
Các kiểu hệ sinh thái rừng nước ta:
+ Vùng đất bãi triều ở cửa sông, ven biển: Hệ sinh thái rùng ngập mặn.
+ Vừng đồi núi có các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể như:
Rừng kín thường xanh Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Bể (Bắc Kạn).
Rừng thưa rụng lá (Tây Nguyên).
Rừng tre nứa (Việt Bắc).
Rừng ôn đới núi cao (Hoàng Liên Sơn).
Câu 4
- Hãy nêu đặc điểm và ý nghĩa của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta.
Trả lời
+ Đặc điểm của các hệ sinh thái rừng ngập mặn:
Phân bố ở các vùng bãi triều cửa sông, ven biển.
Diện tích hơn 300 nghìn ha.
Thành phần loài sinh vật phong phú, đa dạng.
Thực vật tiêu biểu: Sú, vẹt, đước, bần, mắm...
Động vật: Cá, tôm, cua, sò...., nhiều loài lưỡng cư, chim, thú + Ý nghĩa của các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta:
Phòng hộ (chắn gió, chắn sóng, giữ đất....).
Duy trì nguồn lợi thủy hải sản.
Cung cấp thủy hải sản, gỗ, củi, vật liệu xây dựng cho đời sống nhân dân.
Tham quan, du lịch.
Câu 5
Em hãy nêu tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào?
Cho ví dụ:
Trả lời
+ Một số vườn quốc gia của nước ta là:
Cúc Phương (Ninh Bình).
Ba Bể (Bắc Kạn).
Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình).
Yok Đôn (Đắk Lắk).
Nam Cát Tiên (Đồng Nai - Bình Phước - Lâm Đồng).
Tràm Chim (Đồng Tháp).
+ Các vườn quốc gia có nhiều giá trị về môi sinh và về kinh tế - xã hội
về môi sinh:
Góp phần bảo vệ môi trường sống cho xã hội (giữ đất và nước ngầm, điều hòa khí hậu...).
Bảo tồn nguồn gen sinh vật tự nhiên.
Về kinh tế - xã hội:
Phục vụ cho nghiên cứu khoa học: Là phòng thí nghiệm tự nhiên . và nghiên cứu khoa học, là cơ sở nhân giống và lai tạo giống mới.
Phát triển du lịch sinh thái: Góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho dân cư.
Câu 6
Hãy cho biết rừng trồng và rừng tự nhiên khác nhau như thế nào?
Trả lời
Rừng trồng và rừng tự nhiên khác nhau ở:
+ Quy mô diện tích: Rừng tự nhiên có diện tích lớn gấp nhiều lần rừng trồng (Năm 2005: Diện tích rừng tự nhiên là 10,2 triệu ha, rừng trồng là 2,5 triệu ha).
+ Thành phần loài sinh vật: Rừng tự nhiên giàu thành phần loài thực vật và có nhiều động vật hoang dã hơn rừng trồng.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Nối ô bên phải (B) đúng với ô bên trái (A).
A. Vùng
B. vườn quô'c gia
1. Bắc Bộ.
a. Chư Mom Rây-, Yok Đôn, Chư Bang Sin.
2. Bắc Trung Bộ.
b. u Minh Thượng, Tràm Chim, Côn Đảo.
3. Tây Nguyên.
c. Cát Bà, Tam Đảo, Cúc Phương.
4. Nam Bộ.
d. Bến En, Pù Mát, Vụ Quang.
e. Xuân Thủy, Hoàng Liên, Ba Vì.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy hoàn thành ô chữ dưới đây: + Hàng dọc (kí hiệu A): Tên vườn quốc gia ở tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Hàng ngang:
Tên vườn quốc gia cũng là tên một hồ nổi tiếng ở Bắc Kạn.
Vườn quốc gia ở tỉnh Đồng Tháp.
Vườn quốc gia nơi bảo tồn đàn voi thuộc tỉnh Đắk Lắk.
Vườn quốc gia trên đảo có nhà tù nổi tiếng ở Nam Bộ.
Vườn quốc gia trên vùng núi Hoàng Liên Sơn.
A
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn
Câu 1. Nguyên nhân nào là chủ yếu làm cho nhiều hệ sinh thái tự nhiên của nước ta bị tàn phá, biến đổi và suy giảm?
A Sự biến đổi của khí hậu.
Tác động của con người.
c. Chiến tranh (bom đạn và thuốc khai quang của Mĩ).
D. Nạn cháy rìíng.
Câu 2. Vai trò lớn nhất của hệ sinh thái rừng ngập mặn là:
A Bảo tồn nguồn lợi thủy hải sản.
Cung cấp gỗ, củi cho đời sống dân cư.
Phòng hộ (chắn gió, chắn sóng, giữ đất....).
Phục vụ cho tham quan đu lịch.
Câu 3
Vai trò hàng đầu của các vườn quốc gia ở nước ta là:
A Bảo tồn nguồn gen sinh vật tự nhiên.
B. Giữ đất, giữ nước ngầm, chống xói mòn. c. Phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
D. Phục vụ cho tham quan du lịch.
Câu 4
Rùng thưa rụng lá (rùng khộp) phân bố tập trung ở:
A Miền núi cao Hoàng Liên Sơn.
B. Các vùng ven biển.
c. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 5
Vườn quốc gia nào ở Bắc Bộ?
Bạch Mã.	B. Hoàng Liên,
c. Nam Cát Tiên.	D. Vụ Quang.
Câu 6
Sú, vẹt, đước là các cây đặc trưng của:
Rừng thưa rụng lá.
Rừng ôn đói núi cao.
Rừng ngập mặn.
Rừng nguyên sinh nhiệt đới gió mùa.