Giải Địa Lý lớp 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

  • Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta trang 1
  • Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta trang 2
  • Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta trang 3
  • Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta trang 4
  • Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta trang 5
Bài 29. CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI nẾT
Ở NƯỚC TA
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ờ nước ta.
Trả lời
Theo chế độ gió mùa, nước ta có hai mùa khí hậu: Mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
Đặc trưng khí hậu từng mùa.
+ Mùa gió đông bắc: Từ tháng 11 đến tháng 4.
Là thời kì hoạt động nạnh mẽ của gió đông bắc, xen kẽ là những đợt gió đông nam.
Trong mùa này, thời tiết - khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rõ rệt.
+ Mùa gió tây nam: Từ tháng 5 đến tháng 10.
Là mùa thịnh hành của gió tây nam trên cả nước, xen kẽ là tín phong nửa cầu Bắc thổi theo hướng đông nam.
Trong mùa này, nhiệt độ ở các vùng thấp trên toàn quốc cao và đạt trên 25°c, lượng mưa rất lớn chiếm trên 80% dượng mưa cả năm.
Câu 2
Dựa vào bảng 31.1 (SGK), em hãy:
Nêu nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của ba trạm Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì từ tháng 11 đến tháng 4.
Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông.
Trả lời
+ Nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của ba trạm Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì từ tháng 11 đến tháng 4.
* Về nhiệt độ:
Hà Nội có hai tháng nhiệt độ dưới 18°C (Tháng 1, tháng 2), không có tháng nào nhiệt độ trên 24°c.
Huế có ba tháng nhiệt độ dưới 21°c (Tháng 12, tháng 1, tháng 2).
Thành phố Hồ Chí Minh không có tháng nào nhiệt độ dưới 25°c.
-> Nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam.
* Về lượng mưa:
Hà Nội không có tháng nào có lượng mưa dưới 15mm.
Huế không có tháng nào lượng mưa dưới 47mm. Các tháng 11,12, 1 có lượng mưa nhiều, nhất là tháng 11 (lượng mưa 586,6mm).
Thành phố Hồ Chí Minh có 3 tháng lượng mưa rất ít, nhất là tháng 2, lượng mưa chỉ 4,lmm.
-> Lượng mưa rất khác nhau giữa 3 địa điểm, Huế có lượng mưa nhiều nhất, Thành phố Hồ Chí Minh có 3 tháng rất khô hạn.
+ Nhận xét chung:
Hà Nội có mùa đông khá lạnh và không quá khô hạn.
Huế có mùa đông ấm và mưa nhiều.
Thành phố Hồ Chí Minh không có mùa lạnh và có nhiều tháng rất khô hạn.
Câu 3
Dựa vào bảng 31.1 (SGK):
Em hãy cho biết ở ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, tháng nào có nhiệt độ cao nhất?
Nguyên nhân của sự khác nhau?
Trả lời
+ Nhiệt độ tháng cao nhất ở:
Trạm Hà Nội: tháng 7, nhiệt độ là 28,9°c.
Trạm Huế: tháng 7, nhiệt độ là 29,4°c.
Thành phố Hồ Chí Minh: tháng 4, nhiệt độ là 28,9°c.
+ Nguyên nhân của sự khác nhau:
Có sự khác nhau về nhiệt độ cao nhất và tháng có nhiệt độ cao nhất giữa 3 địa điểm do khác nhau về:
-,Thời điểm Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Ánh hưởng của gió Tây khô nóng (gió Lào).
Câu 4
Vào thời kì gió mùa đông bắc hoạt động, thời tiết ở các miền của nước ta khác nhau như thế nào? Cho biết tại sao?
Trả lời
+ Vào thời kì gió mùa đông bắc hoạt động, thời tiết ở các miền nước ta rất khác nhau:
Miền Bắc (từ Hoành Sơn trở ra): Đầu mùa đông là tiết thu se
lạnh và khô hạnh, cuối đông là tiết xuân với mưa phùn ẩm ướt. Miền núi cao có thể có sương muối, sương giá, mưa tuyết.
Ở Tây Nguyên và Nam Bộ: Thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.
Duyên hải Trung Bộ có mưa nhiều vào các tháng cuối năm.
+ Có sự khác nhau do:
Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
Càng về phía nam, gió mùa đông bắc càng suy yếu, ngoài ra do bức chắn của các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã nên Nam Bộ và Tây Nguyên hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, không có mùa lạnh.
Duyên hải Trung Bộ có mưa nhiều vào các tháng cuối năm do các dãy núi của vùng núi Trường Sơn tạo bức chắn đối với hướng gió đông bắc. Ngoài ra, trong thời kì này, duyên hải Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới.
Câu 5
Những dạng thời tiết đặc biệt trong thời kì từ tháng 5 đến tháng 10 ở nước ta là gì? Có ở vùng nào và ảnh hưởng ra saó?
Trả lời
+ Những dạng thời tiết đặc biệt trong thời kì từ tháng 5 đến tháng 10 ở nước ta là gió tây, mưa ngâu và bão.
+ Gió tây có tính chất khô nóng gây hạn hán miền Trung (nhất là ở Bắc Trung Bộ) và Tây Bắc.
+ Mưa ngâu kéo dài từng đợt vài ngày vào giữa tháng 8 có thể gây úng ngập cho đồng bằng Bắc Bộ.
+ Bão gây mưa to, gió lớn và gió'giật rất mạnh, gây nhiều thiệt hại cho đời sống, sản xuất và cơ sở vật chất của các vùng ven biển, nhất là ven biển miền Trung.
Câu 6
Dựa vào bảng 32.1 (SGK), em hãy cho biết:
+ Mùa bão ở nước ta diễn biến như thế nào?
+ Vì sao phải chú trọng phòng chống bão?
Trả lời
+ Diễn biến mùa bão ở nước ta:
Trên cả nước, mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.
Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
+ Phải chú trọng phòng chống bão vì bão có thể gây chết người, gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất và sản xuất. Ngoài ra, bão đem đến mưa lớn, có thể gây ra lũ quét, gây nhiều thiệt hại ở các tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc.
II. TRẮC NGHIỆM
1/ Hãy điền vào chỗ	để hoàn chỉnh các câu ca dao, tục ngữ
dưới đây
+ Nắng tốt	, mưa tốt	
+ Tháng tám	 chuồn chuồn bay thì	
2/ Nối ô B đúng với ô A
A. Nông sản
B. Vùng, tỉnh sản xuâ'ỉ nhiều
1. Cà phê.
a. Đồng bằng sông Cửu Long (Bến Tre).
2. Thanh long.
b. Trung du Bắc Bộ (Bắc Ninh).
3. Sầu riêng.
c. Tây Nguyên (Đắk Lắk).
4. Vải thiều.
d. Duyên-hải Nam Trung Bộ (Bình Thuận).
3/. Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn Câu 1
Khí hậu nước ta có tính thất thường, nguyên nhân do: '
Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
Địa hình nước ta rất đa dạng.
c. Lãnh thổ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.
D. Vị trí địa lí nước ta giáp biển.
Câu 2
Yếu tố nào giảm dần từ Bắc vào Nam?
Nhiệt độ trung bình năm.
Độ ẩm không khí.
Lượng mưa trung bình hàng năm.
Số giờ nắng trong năm.
Câu 3
Vùng nào thời tiết thường biến đổi nhanh chóng vào mùa đông? A. Bắc Bộ.	B. Trung Bộ.
Nam Bộ.	D. Duyên hải miền Trung.
Câu 4
Vào mùa đông, thành phố nào có nhiệt độ thấp hơn cả?
A. Hải Phòng.	B. Đà Nẵng.
Nha Trang.	D. cần Thơ.
Câu 5
Trong mùa gió đông bắc, có thời tiết nóng khô và tương đối ổn định là đặc điểm của miền khí hậu:
A. phía Bắc.	B. phía Nam.
c. Đông Trường Sơn.	D. biển Đông.
Câu 6
Có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm là đặc điểm thời tiết của vùng:
A. Đồng bằng Bắc Bộ.	B. Duyên hải Trung Bộ.
c. Tây Nguyên.	D. Nam Bộ.
Câu 7
Mưa ngâu là dạng thời tiết đặc biệt thường gây ngập úng vào mùa thu ở:
A. Đồng bằng Bắc Bộ.	B. Duyên hải Trung Bộ.
c. Miền Trung và Tây Bắc. D. Nam Bộ.
Câu 8
Khu vực nào dưới đây có mùa bão thường đến sớm hơn cả?
A. Duyên hải Bắc Bộ.	B. Duyên hải Bắc Trung Bộ.
c. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Bộ.
Câu 9
Tính chất nào của khí hậu nước ta là trở ngại lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp nước ta?
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
Tính chất đa dạng.
c. Tính chất thất thường.
Tính chất phân hóa theo không gian và thời gian.
Câu 10
Hiện tượng nào thường xảy ra ở phía Bắc trong mùa gió đông bắc? A. Lũ quét.	B. Sương muối.
Mưa ngâu.	D. Ngập lụt.