Giải Địa Lý lớp 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
Bài 36. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA Tự NHIÊN VIỆT NAM I. CÂU HỎI Tự LUẬN Câu 1 Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào? Trả lời Những đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta: 4 đặc điểm + Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm. + Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông. + Cảnh quan đồi núi chiếm ựu thế rõ rệt. + Thiên nhiên phân hóa phức tạp, đa dạng. Câu 2 Hãy nêu biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm qua khí hậu, sông ngòi ở nước ta. Trả lời Biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: + Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên cả nước trên 21°C. Độ ẩm .tương đối trên 80%, lượng mưa 1.500mm - 2.000mm/năm. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, tương ứng với hai mùa gió: Mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam. + Sông ngòi: Sông ngòi có hai mua nước: Mùa lũ .và mùa cạn, mùa lũ chiếm 70 - 80 % lượng nước chảy cả năm. Câu 3 Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào? Cho ví dụ. Trả lời Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng to lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân ta. + Ảnh hưởng đến sản xuất: Tliuận lợi: Có điều kiện phát triển sản xuất quanh năm. Trong nông nghiệp có thể thực hiện nhiều biện pháp canh tác xen canh gối vụ, thâm canh tăng vụ. Ví dụ: + Trong ngành trồng lúa, có thể sản xuất từ 2 đến 3 vụ lúa/ năm. + Có thể phát triển nhiều mô hình trồng xen để tăng hiệu quả kinh tế, như trồng xen cây ca cao trong vườn dừa. Khó khăn: Tính chất nóng ẩm và chế độ mưa mùa làm tăng thêm tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: + Nóng ẩm làm cho sâu rầy và dịch bệnh dễ phát sinh, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. + Chế độ mưa mùa gây ra tình trạng khô hạn (thời kì gió mùa đông bắc), lũ lụt (vào thời gió mùa tây nam), phải đầu tư nhiều cho việc xây dựng bảo quản các công trình thủy lợi. Vào mùa khô, nhiều nhà máy thủy điện phải giảm công suất do thiếu nước. Tai biến thiên nhiên (bão lũ, khô hạn, rét hại....) và dịch bệnh (sốt xuất huyết, dịch tả) thường xảy ra ảnh hưởng xấu đến đời sống dân cư. Câu 4 Là' một nước ven biển, Việt Nam có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế? Trả lời Là một nước ven biển, nước ta có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế: + Giao lưu thuận lợi với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển. + Có lợi thế trong quan hệ hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài. + Có thêm các nguồn tài nguyên biển: Thủy sản, khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, cát biển...) cảnh quan biển - đảo..., có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế: Nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác và chế luyện khoáng sản, du lịch biển đảo.... Câu 5 Miền đồi núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế - xã hội? Trả lời Những thuận lợi và khó khăn của miền đồi núi nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội Những tliuận lợi: Có nhiều tài nguyên khoáng sản, thủy năng, lâm sản, đất trồng, đồng cỏ... là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế: Công nghiệp (khai thác khoáng sản, thủy năng, khai thác và chế biến lâm sản), nông nghiệp (trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn) Có các bề mặt cao nguyên rộng lớn và vùng đồi trung du, thích hợp để thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả. ở các vùng núi cao, khí hậu thay đổi theo đai cao, nhiều nơi có khí hậu tốt (Sa Pa, Tam Đảo Đà Lạt,...), có điều kiện để phát triển nhiều loại cây á nhiệt đới (cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa kiểng...) hoặc phát triển du lịch. Những khó khăn: Địa hình dốc và bị chia cắt, gây trở ngại cho giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng (thủy lợi, mạng lưới điện và thông tin hên lạc...). Thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất, rét hại, khô hạn... ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống dân cư. Câu 6 Sự phân hóa đa dạng của cảnh quan thiên nhiên tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta? Trả lời Thuận lợi: Có điều kiện phát triển nền kinh tế với cơ cấu ngành phong phú. + Nông nghiệp: Phát triển nền nông nghiệp với cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng, khác nhau theo vùng miền. Ví dụ: Miền đồi núi: Cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò. Miền đồng bằng: Cây lương thực và hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, chăn nuôi lợn và gia cầm. Vùng biển đảo: Nuôi trồng thủy sản. Phía bắc có mùa đông lạnh, vùng núi cao khí hậu mát quanh năm, có điều kiện trồng một số nông sản cận nhiệt và ôn đới. Phía nam nóng quanh năm, thích hợp phát triển các loại nông sản nhiệt đới. + Có nhiều nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp: Thủy năng, khoáng sản, lâm sản, thủy sản. + Có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, du lịch nghĩ mát - an dưỡng, du lịch biển đảo.... Khó khăn: + Tai biến thiên nhiên thường xảy ra (lũ lụt, khô hạn, rét hại...) gây nhiều thiệt hại cho đời sống dân cư và sản xuất. + Phải đầu tư lớn để xây dựng giao thông, thủy lợi.... Câu 7 Hãy nêu dẫn chứng cho thấy cảnh quan thiên nhiên nước ta thay đổi theo bắc nam, từ đông sang tây, từ thấp lên cao. Trả lời + Theo bắc - nam: Phía bắc (từ dãy Hoành Sơn trở ra) cỏ mùa đông lạnh, phía nam nóng quanh năm. + Thay đổi từ đông sang tây: Phía đông và tây Trường Sơn có sự khác biệt về thời tiết: Thời kì từ tháng 5 đến tháng 7, Phía tây Trường Sơn có mưa nhiều, phía đông Trường Sơn chịu tác động của gió phơn khô nóng. Bức chắn Hoàng Liên Sơn làm cho vào mùa đông khu Đông Bắc lạnh và ẩm hơn khu Tây Bắc. + Từ thấp lên cao: ở các vùng núi cao, khí hậu, đất đai, sinh vật... có sự phân hóa theo đai cao. Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn: Dưới độ cao 600 - 700m: Đai rừng nhiệt đới. Từ độ cao 600 - 700m đến độ cao 1600 - 1700m: Đai rừng cận nhiệt đới. Từ độ cao 1600 - 1700m trở lên: Đai rừng ôn đới núi cao. Câu 8 Hãy kể tên một số địa điểm có khí hậu tốt ở miền đồi núi nước ta? Trả lời Một số địa điểm có khí hậu tốt ở miền đồi núi nước ta: + Sa Pa (Lào Cai). + Tam Đảo (Vĩnh Phúc). + Ba Vì (Hà Nội). + Ba Nà (Quảng Nam). + Ngọc Linh (Kon Turn). + Đà Lạt (Lâm Đồng). II. CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM: (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn) Câu 1 Khác biệt co' bản giữa thiên nhiên nước ta với thiên nhiên của nhiều quốc gia nằm trong cùng phạm vi vĩ độ ở Bắc Phi và Tây Á là: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo. c. Tính chất đồi núi. D. Tính chất đa dạng, phức tạp. Câu 2 Biểu hiện nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam không phải tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? Khí hậu nóng ẩm, phân hóa theo mùa. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chế độ nước theo mùa. Feralit là nhóm đất chủ yếu trên các vùng đồi núi. Địa hình nhiều đồi núi, phân hóa đa dạng. Câu 3 Để phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vấn đề cần giải quyết trước tiên là: Phát triển giao thông và năng lượng. Phân bố lại dân cư và lao động. Phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình. Câu 4 Vùng nào vào mùa đông, tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất? A. Nam Bộ. C. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. D. Ven biển. Câu 5 Địa điểm nào vào mùa đông có năm có tuyết rơi? A. Đồ Sơn. C. Sa Pa. B. Tam Đảo. D. Đà Lạt. Câu 6 Trong các loại tài nguyên ở nước ta, hiện nay có mức độ khai thác còn hạn chế là? A. Tài nguyên đất. B. Tài nguyên sinh vật. c. Tài nguyên nước (nước ngọt). D. Tài nguyên du lịch. Câu 7 Một km2 đất liền nước ta tương ứng với bao nhiêu km2 mặt biển? A: 2 km2. B. 3 km2. c. 4 km2. D. 5 km2. Câu 8 Theo em, hoạt động kinh tế biển nào ở nước ta hiện nay sử dụng nhiều lạo động nhất? A. Giao thông vận tải biển. B. Nuôi trồng, khai thác thủy sản. Du lịch biển - đảo. D. Khai thác khoáng sản biển. Câu 9 Loại tài nguyên nào được khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam? A. Thủy sản. B. Cát trắng. C. Dầu mỏ. D. Nước khoáng. Câu 10 Địa điểm nào dưói đây, thới tiết trong năm thường biến động hơn cả? A. .Hà Nội. B. Đà Nẵng. C. Nha Trang. D. cần Thơ.