Giải Địa Lý lớp 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

  • Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình trang 1
  • Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình trang 2
  • Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình trang 3
  • Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình trang 4
Bài 26. ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU vực ĐỊA HÌNH • • •
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Địa hình nước ta được chia thành mấy khu vực? Đó là những khu vực nào?
Trả lời
Địa hình nước ta đa dạng và được chia thành ba khu vực, đó là:
Khu vực đồi núi.
Khu vực đồng bằng.
Khu vực bờ biển và thềm lục địa.
Câu 2
Lập bảng so sánh những đặc điểm nổi bật về cấu trúc và kiến tạo địa hình của hai vùng núi: Đông Bắc và Tây Bắc.
Trả lời
Vùng núi Tẵy bắc
Vùng núi Đông Bắc
+ Núi cao, dốc mạnh.
+ Hướng núi: Tây bắc - đông nam + Có những sơn nguyên đá vôi hiểm trở và những cánh đồng trù phú nằm giữa núi (Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ...).
+ Đồi núi thấp và trung bình.
+ Hướng núi: vòng cung.
+ Vùng đồi trung du phát triển rộng, địa hình cácxtơ khá phổ biến, với nhiều cảnh quan đẹp:
Hạ Long, Ba Bể,...
Câu 3
Vùng núi Trường Sơn Bắc khác với vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam như thế nào?
Trả lời
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc:
Núi thấp, hai sườn không cân xứng, sườn phía đông hẹp và dốc, sườn phía tây thoải.
Hướng núi: Tây bắc - đông nam, có các nhánh núi nằm ngang chia cắt dải đồng bằng ven biển (Hoành Sơn, Bạch Mã).
+ Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam:
Vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ, hướng chung của địa hình hướng vòng cung.
Có các cao nguyên badan xếp tầng, rộng lớn (Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Di Linh..).
Câu 4
Dựa vào hình 29.3 (SGK) và kiến thức đã học.
Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của địa hình hai đồng bằng: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời
+ Giống nhau:
Đều có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.
Có các vùng trũng, đồi núi thấp, ven biển có các cồn cát và các đê ngăn mặn.
Quá trình bồi đắp mở rộng đồng bằng vẫn còn tiếp diễn ở nhiều vùng ven biển.
+ Khác nhau:
Đồng bằng sông Cửu Long thấp và phẳng hơn đồng bằng sông Hồng.
Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê lớn ven sông, đồng bằng sông Cửu Long không có đê lớn nhưng có nhiều giồng ven sông.
Các vùng trũng ở đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn hơn các ô trũng ở đồng bằng sông Hồng.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, quá trình bồi đắp phù sa các vùng bên trong đồng bằng vẫn còn tiếp diễn, ở đồng bằng sông Hồng các vùng trong đê không còn được phù sa bồi đắp tự nhiên nữa.
Câu 5
Vì sao các đồng bằng ven biển Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?
Trả lời
Các đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và kém phì nhiêu vì:
Địa hình núi chạy gần biển và có nhiều nhánh núi đâm ra biển chia cắt.
— Hình thành do bồi tụ phù sa của các sông ngắn và các vật liệu biển, đất chủ yếu là đất cát pha.
Câu 6
Quan sát hình 28.1 (SGK) và kiến thức đã học, hãy nêu đặc điểm và ý nghĩa kinh tế của bờ biển nước ta?
Tra lời
+ Đặc điểm của bờ biển:
Dài 3260 km, có hai dạng chính là bờ biển bồi tụ đồng bằng và bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Bờ biển của hai đồng'bằng châu thổ có nhiều bãi bùn rộng và rừng ngập mặn.
Bờ biển tại các vùng chân núi có nhiều vũng, vịnh sâu, nhiều bãi cát đẹp.
+ Ý nghĩa kinh tế của bờ biển nước ta:
Các vũng, vịnh sâu: Xây dựng cảng biển.
Các vũng, vịnh nông, các bãi bồi và rừng ngập mặn: Nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.
Các bãi cát đẹp: Phát triển du lịch tắm biển, an dưỡng...
Các bãi biển thấp phảng: Sản xuất muối.
II. CÂU HỎI TRẮC nghiệm (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn)
Câu 1
Vùng núi nào có độ cao lớn hơn cả?
A. Vùng núi Đông Bắc.	B. Vùng núi Tây Bắc.
c. Vùng núi Trường Sơn Bắc.	D. Vùng núi Trường Sơn Nam.
Câu 2
Hồ Ba Bể là một cảnh quan đẹp của vùng núi:
A. Đông Bắc.	B. Tây Bắc.
c. Trường Sơn Bắc.	D. Trường Sơn Nam.
Câu 3
Đèo nào không nằm trên trục giao thông Bắc - Nam?
A. Đèo Ngang.	B. Đèo Lao Bảo.
c. Đèo Cả.	D. Đèo Hải Vân.
Câu 4
Cao nguyê,n nào không thuộc vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam?
A. Di Linh.	B. Kon Tum.
c. Lâm Viên.	D. Mộc Châu.
Câu 5
Trong các đồng bằng ven biển Trung Bộ, đồng bằng nào rộng nhất? A. Đồng bằng Thanh Hóa.	B. Đồng bằng Nghệ An.
c. Đồng bằng Quảng Nam.	D. Đồng bằng Phú Yên.
Câu 6
Vùng biển nào có thềm lục địa hẹp nhất?
A. Bắc Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.
c. Nam Trung Bộ.	D. Nam Bộ.
Câu 7
So với đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rộng hơn gấp:
A. 1,5 lần.	B. 2 lần.
c, Hơn 2,5 lần.	D. Hơn 3 lần.
Câu 8
Có những cánh đồng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao là vùng
núi:
A. Đông Bắc.	B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.	D. Nam Trung Bộ.
Câu 9
Có các cao nguyên ba dan rộng lớn là:
Vùng núi Đông Bắc.
Vùng núi Tây Bắc.
Vùng núi Trường Sơn Bắc.
Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
Câu 10
Có nhiều vũng, vịnh sâu và nhiều bãi biển đẹp hơn cả là vùng bờ biển:
A. Bắc Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ.	D. Nam Bộ.
Câu 11
Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở vùng núi:
A. Đông Bắc.	B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.	D. Trường Sơn Nam.