Giải Địa Lý lớp 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Bài 35. BÀO VỀ TÀI NGUYỀN SINH VẬT VỆT NAM I. CÂU HỎI Tự LUẬN Câu 1 Dựa vào kiến thức đã học và liên hệ thực tế, hãy điền vào bảng dưới đây, một số loài thực vật tiêu biểu ở nước ta phân theo công dụng kinh tế. Công dụng Một số loài thực vật tiẽu biểu 1. Làm thực phẩm 2. Làm dược liệu 3. Nguyên liệu sản xuất hàng thủ công nghiệp 4. Hoa kiểng 5. Gỗ xây dựng, sản xuất đồ gỗ Câu 2 Em hãy xếp các cây sau đây đúng theo giá trị sử dụng: đào, song, mây, mai, quế, hồi, cẩm lai, lát hoa, bạch đàn, vạn tuế, tam thất, hoàng liên, tre, nứa, lim, chò, pơ mu, gụ, phong lan. + Cây cho gỗ bền đẹp và rắn chắc: + Cây làm thuốc: + Cây làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp: + Hoa kiểng: Câu 3 Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về mặt kinh tế - xã hội. Trả lời Tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về mặt kinh tế - xã hội: + Giá trị kinh tế: Thực vật Làm nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ gỗ (lát hoa, lim, chò, sến, táu, gụ...), sản xuất giấy (bạch đàn, tràm, tre nứa....), đan lát (tre, trúc, song, mây....). Làm vật liệu xây dựng (tràm, đước, cọ, lá dừa nước, tre....), gỗ trụ mỏ (thông, trám, màng tang), làm chất đốt (đước, sú,....). Khai thác tinh dầu (hồi, tràm, dầu....), nhựa (thông, màng tang, sơn ), ta nanh và chất nhuộm (củ nâu, dành dành, đước....). Làm thực phẩm (rong biển, măng, nấm, củ mài, hạt dẻ ), làm dược liệu (hoàng liên, tam thất, ba kích, quế, hồi, thảo quả, tinh dầu tràm....). Động vật Làm thực phẩm: Cá, tôm, cua, ghẹ, sò, hàu , thịt, trứng của một số loài thú và chim. Làm thuốc chữa bệnh: Mật ong, nọc rắn, mật gấu.... + Giá trị xã hội: Tham quan, du lịch sinh thái. Nghiên cứu khoa học. Làm sinh vật cảnh. Câu 4 Vì sao nói tài nguyên rừng có giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái? Trả lời Tài nguyên rừng có giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái vì: + Trên vùng đồi núi, lớp phủ thực vật có tác dụng giữ đất, giảm xói mòn, giữ nước ngầm, điều hòa dòng chảy sông suối, ở ven biển, rừng ngập mặn có tác dụng chắn sóng, giữ đất, chắn gió bão. + Các khu rừng có tác dụng bảo tồn nguồn gen động vật hoang dã. + Rừng là lá phổi xanh, có vai trò to lớn trong việc điều hộa khí hậu. Câu 5 Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta? Trả lời Một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta. + Tài nguyên rừng: Chiến tranh hủy diệt (do bom đạn, chất độc hóa học). Đốt rừng làm rẫy, phá rừng để lấy đất canh tác hay nuôi trồng thủy sản (rừng ngập mặn). Khai thác quá mức phục hồi. Quản lí, bảo vệ còn yếu kém dẫn đến tình trạng khai thác lâm sản trái phép ở một số vùng, nạn cháy rừng thường xảy ra. + Tài nguyên động vật (chim, thú, thủy sản): Khai thác quá mức phục hồi, khai thác bằng các hình thức mang tính hủy diệt (điện, chất nổ, chất độc...). Môi trường bị ô nhiễm (thủy hải sản), diện tích rừng bị thu hẹp (chim, thú). Câu 6 Để khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên sinh'vật ở nước ta, theo em cần phải làm những gì? Trả lời Để khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta, cần: + Giáo dục cho mọi người trong xã hội có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật, chấp hành tốt chính sách và luật bảo vệ tài nguyến. + Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo tài nguyên sinh vật. + Lập các khu bảo tồn, quản lí tốt vốn rừng. + Xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật lâm nghiệp, mua bán, săn bắt động vật quí hiếm. Câu 7 Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Diện tích rừng của nước ta qua một số năm (Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1993 20001 2005 Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8 12,7 sJ Hãy tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liên (diện tích đất liên làm tròn là 33 triệu ha). b/ Vẽ biểu đồ tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta qua các năm trên c/ Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng nước ta. Cho biết nguyên nhân. Trả lời a/ Tính tỉ lệ diện tích rừng so diện tích đất liền Năm 1943 1993 2001 2005 Tỉ lệ diện tích rừng (%) 43,3 26,1 35,7 38,5 + Thời kì 1943 - 1993: Tỉ lệ diện tích rừng giảm từ 43,3% còn 26,1%. Nguyên nhân: Do khai thác quá mức, chiến tranh, phá rừng lấy đất sản xuất và do cháy rừng. + Thời kì 1993 - 2005: Tỉ lệ diện tích rừng tăng từ 26,1% lên 38,5%. Nguyên nhân: Do đẩy mạnh trồng rừng và quản lí các diện tích rừng tốt hơn. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước ô chọn) Câu 1 Nhóm cây nào dưới đây là nhóm cây thuốc? Nấm hương, mộc nhĩ, củ mài.... Đinh, lim, lát hoa, cẩm lai.... Phong lan, đào, vạn tuệ.... Tam thất, thảo quả, quế... Câu 2 Nhóm cây nào cho gỗ bền đẹp và rắn chắc? Đước, tràm, bạch đàn... Màng tang, hoàng đàn, thông... c. Pơ mu, lim, gụ, táu... D. Hồi, thảo quả, xuyên khung.... Câu 3 Nhóm cây nào là thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn phía Nam? A. Thông, sao, bằng lăng, chò... B. Tre, phi lau, mù u, dầu.... c. Đước, vẹt, bần, mắm... D. sến, táu, trắc, lim... Câu 4 đạt: Để có tỉ lệ che phủ rừng là 45 %, diện tích rừng của nước ta phải A. 11,25 triệu ha. c. 14,85 triệu ha. B. 12,75 triệu ha. D. 16,70 triệu ha. Câu 5 Vườn quốc gia nào thường có đàh sếu đầu đỏ đến sống? B. Tràm Chim. D. Xuân Thủy. A. Ư Minh Thượng. Cát Tiên.