Giải Địa Lý lớp 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
Bài 16. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CÂU HÒI Tự LUẬN Câu 1 Vì sao nền kinh tế của các nước Đông Nam Á lại phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc? Trả lời + Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển nhanh do: Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: khoáng sản (dầu khí, than, thiếc, sắt, bô xít, đồng...), lâm sản, thủy năng, đất trồng... Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ. Có nhiều nông sản nhiệt đới có giá trị xuất khẩu: cao su, cọ dầu, cà phê, lúa gạo.... Đã thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa Kì...). Tình hình chính trị - xã hội nhìn chung khá ổn định. + Chưa vững chắc do: Phụ thuộc vào kĩ thuật, công nghệ, thị trường nước ngoài. Môi trường ở nhiều nước bị suy thoái, tài nguyên thiên nhiên suy giảm (rừng, nguồn nước, thủy sản, đất trồng...). Câu 2 Quan sát bảng 16.2 và kiến thức đã học, em hãy cho biết cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang có những thay đổi như thế nào? Trả lời Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, biểu hiện ở: Trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước: Tỉ trọng của khu vựổ nông nghiệp giảm, tĩ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng. Trong cơ cấu lãnh thổ xuất hiện ngày càng nhiều các vùng chuyên canh nông nghiệp, các khu và trung tâm công nghiệp. Trong hàng xuất khẩu, ngoài các sản phẩm nông nghiệp và khoáng sản, đã có thêm ngày càng nhiều sản phẩm công nghiệp, kể cả những mặt hàng công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao (xe máy, ô tô, tàu biển, hàng điện tử...). Câu 3 Quan sát hình 16.1, em hãy cho biết cây lương thực, cây công nghiệp phân bố chủ yếu ở đâu? Tại sao được phân bô' ở đó? Trả lời + Cây lương thực: Phân bố chủ yếu ở các châu thổ và các đồng bằng ven biển. Do các vùng trên có đất phù sa và nguồn nước dồi dào, địa hình bằng phẳng dễ làm thủy lợi, có nguồn nhân lực đông, thích hợp để trồng lúa nước là cây lương thực chính của dân cư Đông Nam Á. + Cây công nghiệp: Phân bố chủ yếu ở các vùng nội địa. Do các vùng nội địa có những cao nguyên với đất ba dan hay đất núi lửa màu mỡ, thích hợp để trồng cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, ca cao... Câu 4 Quan sát hình 16.1 và kiến thức đã biết, em hãy cho biết khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu? Trả lời + Các ngành công nghiệp chủ yếu: Công nghiệp luyện kim có ở: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Mi-an-ma. Công nghiệp chế tạo máy có ở: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Việt Nam. Công nghiệp hóa chất, lọc dầu có ở: In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Thái Lan, Việt Nam. Công nghiệp thực phẩm có ở khắp các nước. + Phân bô': Phấn bố chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp ven biển, do có hoặc gần nguồn nguyên liệu và vị trí thuận lợi để nhập nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm. Câu 5 Em hãy kể tên một số nông sản nhiệt đới của các nước Đông Nam Á và phân tích điều kiện để phát triển sản xuất các nông sản đó. Trả lời + Một sô' nông sản nhiệt đới của các nước Đông Nam Á: Của ngành trồng trọt: Lúa gạo, cao su, cà phê, cọ dầu, dừa, hồ tiêu, mía... Của ngành chăn nuôi: Trâu, bò, lợn, gà, vịt,... + Điều kiện để phát triển sản xuâ't: Có các loại đất trồng thích hợp với diện tích lớn: Đất phù sa thích hợp để trồng lúa, hoa màu. Đất ba dan, đất núi lửa thích hợp để trồng cây công nghiệp. Khí hậu nóng ẩm, lượng ánh sáng dồi dào thích hợp phát triển các nông sản nhiệt đới. Có các đồng cỏ trên vùng đồi núi thích hợp chăn nuôi trâu bò Có nguồn nhân lực đông. Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và thê' giới. Câu 6 Dựa vào bảng 16.3 trong SGK. (Sản lượng một sô' cây trồng, vật nuôi của các nước Đông Nam Á). Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của các nước Đông Nam Á và của châu Á so với thê' giới. Nêu nhận xét. Trả lời + Tính tỉ lệ sản lượng lúa, cà phê của các nước Đông Nam Á và của châu Á so với thê' giới (Đơn vị: %) Lãnh thổ Lúa Cà phê Đông Nam Á 24,5 19,2 Châu Á 90,9 24,7 Thê' giới 100 100 Chú giải: + Vẽ biểu đồ 19,2^ Cà phê Lúa Các nước khác trên thế giới Các khu vực khác của châu A Đông Nam A Biểu đồ tỉ lệ sản lượng lúa, sản lượng cà phê của các nước Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới (Đơn vị: %) + Nhận xét: Châu Á chiếm 24,7% sản lượng cà phê của thế giới. Khu vực Đông Nam Á chiếm hơn 19% sản lượng cà phê . của thế giới, cho thấy ở châu Á, cây cà phê được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn). Câu 1 Nửa đầu thế kỉ XX, hoạt động kinh tế chủ yếu của các nước Đông Nam Á là: Trồng cây công nghiệp xuất khẩu. Trồng cây lương thực. Khai thác và chế biến khoáng sản. D. Sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu. Câu 2 Tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á giai đoạn từ năm 1990 -> 2000 có đặc điểm: Tô'c độ tăng trưởng cao, ổn định. Tốc độ tăng trưởng cao, nhưng không ổn định, c. Tốc độ tăng trưởng thấp nhưng ổn định. D. Tăng trưởng thấp cao ở giai đoạn 1995 - 2000. Câu 3 Nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước giảm ở các năm 1996-1998 là do: Tình hình chính trị thiếu ổn định. Khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan. c. Sự cạnh tranh gay gắt của các nước, các khu vực khác. D. Thiên tai, động đất, núi lửa, sóng thần, bão lớn. Câu 4 Quốc gia nào là nước xuất khẩu gạo lớn nhất của khu vực Đông Nam Á và của thế giới? A. Việt Nam. B. In-đô-nê-xi-a. c. Thái Lan. D. Mi-an-ma. Câu 5 Quốc gia có hoạt động công nghiệp còn kém phát triển hơn cả là: A. In-đô-nê-xi-a. B. Phi-líp-pin. Ma-lai-xi-a. D. Cam-pu-chia. ĐIỀN Ô CHỮ Hàng dọc (cột có kí hiệu A): thủ đô của Phi-lip-pin. Hàng ngang: Đảo cọ thủ đô Gia-các-ta. Thủ đô của nước Đông Nam Á không giáp biển. Thủ đô của nước có diện tích nhỏ nhất Đông Nam Á. Tên hòn đảo của In-đô-nê-xi-a nổi tiếng về du lịch. Thủ đô của quốc gia có diện tích lớn thứ ba ở Đông Nam Á. A