Giải Địa Lý lớp 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

  • Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ trang 1
  • Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ trang 2
  • Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ trang 3
  • Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ trang 4
  • Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ trang 5
  • Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ trang 6
Bài 38. MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BAC BAC bộ
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Dựa vào hình 41.1 (SGK), hãy xác định giới hạn và nêu đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
Trả lời
+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm khu đồi húi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
+ Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí:
Phía Bắc và Tây Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài.
Phía Nam và Tây Nam giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tiếp liền với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc).
Câu 2
Dựa vào hình 41.1 và kiến thức đã học, hãy nêu những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Trả lời
Những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
Địa hình: Đa dạng, phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo, địa hình cácxtơ đá vôi có ỏ' nhiều nơi.
Khí hậu: Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, là vùng có mùa đông lạnh nhất nước, thời tiết vào mùa đông thường biến động.
Sông ngòi: Dày đặc, có tiềm năng lớn về thủy điện, gồm 3 hệ thống sông: Hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Kỳ Cùng - Bằng Giang.
Tài nguyên: Đa dạng.
Là miền giàu khoáng sản nhất của nước ta, nổi bật là than đá, apatit, sắt, thiếc, chì kẽm, mangan, đá vôi, than bùn,...
Tài nguyên du lịch phong phú với nhiều cảnh quan đẹp như: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Cẩm Sơn, thác Bản Giốc, bãi biển Trà Cổ....
Các tài nguyên khác là đất feralit, thủy năng, lâm sản, thủy sản....
Câu 3
Hãy nêu đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Đặc điểm khí hậu của miền có thuận lợi, khó khăn gì đối vớỉ đời sống và sản xuất?
Trả lời
+ Đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
Tính nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, có mùa đông lạnh nhất nước,
thời tiết vào mùa đông thường biến động.
' - Mùa đông có mưa phùn, gió bấc, nhiệt độ có thể xuống dưới 5°c ở đồng bằng và dưới o°c ở miền núi.
Mùa hạ nóng ẩm, có tiết mưa ngâu vào giữa tháng 8.
+ Thuận lợi, khó khăn:
Thuận lợi:
Phát triển một số loài sinh vật ưa lạnh, nhất là rau màu, hoa quả vụ đông như khoai tây, cà rốt, ngô đông....
Khó khăn:
Tai biến thiên nhiên: Sương muối, sương giá, rét hại, hạn hán thường xảy ra vào mùa đông gây nhiều trở ngại cho sản xuất và đời sống dân cư.
Câu 4
Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
Trả lời
Tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ vì:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc), chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đới lạnh giá.
Địa hình núi cánh cung với những thung lũng mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các đợt gió mùa đông bắc xâm nhập mạnh, làm giảm sút tính nhiệt đới của miền.
Câu 5
Dựa vào hình 41.1.
Hãy cho biết miền Bắc vả Đông Bắc Bắc Bộ có các hệ thống sông lớn nào. Kể tên các phụ lưư quan trọng của mỗi hệ thống.
Hãy nêu giá trị kinh tế sông ngòi của miền.
Trả lời
+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có 3 hệ thống sông lớn là:
Hệ thống sông Hồng có các phụ lưu quan trọng là: Sông Thao, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm.
Hệ thống sông Thái Bình có các phụ lưu quan trọng là: Sông cầu,
sông Thương, sông Lục Nam.
Hệ thống sông Kỳ Cùng - Bằng Giang với 2 sông Kỳ Cùng và Bằng Giang.
+ Giá trị kinh tế sông ngòi của miền.
Cung cấp nước cho sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp, đời sống.
Giao thông đường sông (sông .Hồng, sông Thái Bình...).
Sản xuất thủy điện.
Ngoài ra, các sông còn cung cấp thủy sản và có tiềm năng du lịch.
Câu 6
Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì? Việc làm đó đã ảnh hưởng tới địa hình ở đây như thế nào?
Trả lời
Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã đắp hệ thống đê lớn ven các sông.
Việc đắp đê đã làm cho các vùng bên trong đồng bằng không còn được phù sa bồi đắp, tạo nên các ô trũng ở bên trong đồng bằng.
Câu 7
Vận dụng kiến thức đã học, hãy điền vào các chỗ... để hoàn thành bảng dưới đây:
Các tài nguyên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Loại
tài nguyên
Đặc điểm
Là cừ sở để phát triển ngành kính tế
1. Đất
trồng
2. Khoáng sản
3. Thủy năng
4. Rừng và thủy sản
Tài nguyên du lịch
Câu 8
Em hãy nêu những khó khăn, trở ngại chủ yếu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Theo em, cần phải làm gì để bảo vệ môi trường tự nhiên của miền?
Trả lời
+ Những khó khăn, trở ngại chủ yếu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
Thường xảy ra bão lụt, hạn hán, lũ quét, sương muối, rét hại.
ở một số vùng, nhất là vùng đồi núi, rừng bị chặt phá làm cho cân bằng sinh thái tự nhiên bị đảo lộn, đất bị xói mòn, nguồn nước ngầm suy giảm.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp dẫn đến môi trường ở nhiều thành phố suy thoái, nguồn nước sông ngòi và nước biển bị ô nhiễm.
+ Để bảo vệ môi trường tự nhiên của miền cần:
Khôi phục và bảo vệ tốt vốn rừng, nhất là rừng đầu nguồn của các sông.
thải.
Quy họach và phát triển hợp lí các khu công nghiệp, nâng cao trình độ khai thác và chế biến khoáng sản, xử lí tốt nguồn chất
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư.
II. CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn)
Câu 1
So với các miền khác, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ dẫn đầu về tài nguyên:
A. Thủy sản.	B. Rừng,
c. Thủy năng.	D. Khoáng sản.
Câu 2
Loại khoáng sản quan trọng nhất của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
B. Thiếc. D. Sắt.
A. Than đá. c. Khí đốt.
Câu 3
Địa danh nào là tên của một bãi tắm nổi tiếng ở miền Bắc và Đông
Bắc Bắc Bộ?
Tam Thanh,	B. Trà cổ.
c. Ba Bể.	D. Hạ Long.
Câu 4
Địa danh nào là tên của một hồ đẹp ở Đông Bắc Bắc Bộ?
Tam Đảo.	B. Bản Giốc,
c. Tam Thanh.	D. Ba Bể.
Câu 5	«
Mưa ngâu thường gây úng lụt cho dông bằng Bắc Bộ vặo:
Đầu mùa hạ.	B. Đầu mùa đông.
Cuối mùa đông.	D. Giữa mùa thu.
Câu 6
Địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm:
Phần lớn là núi cao, hiểm trở.
Phần lớn là đồi núi thấp.
c. Có nhiều cao nguyên ba dan rộng lớn.
Cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
Câu 7
Dãy núi nào không thuộc miền núi cánh cung?
A. Sông Gâm.	B. Con Voi.
c. Bắc Sơn.	D. Đông Triều.
Câu 8
Sông nào không phải là phụ lưư của sông Hồng?
A. Sông Chảy.	B. Sông Gậm.
c. Sông Lô.	D. Sông cầu.
Câu 9
Mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm:
Nhiệt độ không khí thường xuống dưới o°c.
Có mưa ngâu và thường có bão lụt. c. Lanh giá, có mưa phùn, gió bấc.
D. Thường có tuyết rơi ỏ' vùng đồi núi.
Câu 10
Loại cây nào được trồng nhiều trên các vùng đồi trung du của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Cao su. c. Chè.
Cà phê. D. Ca cao.