Giải Địa Lý lớp 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

  • Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 1
  • Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 2
  • Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 3
  • Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 4
  • Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 5
Bài 17. HỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Dựa vào hình 17.1 trong SGK. (Lược đồ các nước thành viên ASEAN)
Hãy điền vào bảng dưới đây, tên các nước gia nhập theo từng thời điểm.
Năm
Nước gia nhập
1967
1984
1995
1997
1999
Câu 2
Trong quá trình phát triển, mục tiêu của ASEAN có sự thay đổi như thế nào?
Trả lời
+ Trong 25 năm đầu (1967 - 1992), có mục tiêu liên kết quân sự nhiều hơn.
+ Từ thập niên 90 của thế kỉ XX: Mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực để xây dựng một.cộng đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế.
t
+ Mục tiêu chính của ASEAN hiện nay: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Câu 3
Em hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi, những khó khăn trở ngại nào để hợp tác cùng phát triển?
Trả lời
+ Những điều kiện thuận lợi:
Vị trí địa lí liền kề, giao lưu thuận lợi.
Có nhiều nét tương đồng trong sản xuất, sinh hoạt.
Có nhiều sản phẩm chủ yếu giống nhau, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Môi trường chính trị khu vực nhìn chung là ổn định, xu thế hợp tác ngày càng phát triển.
+ Những khó khăn, trở ngại:
Trình độ phát triển kinh tế chênh lệch giữa các nước.
Các vấn đề tôn giáo, hòa hợp dân tộc trong mỗi quốc gia, sự bất đồng về ngôn ngữ cũng là những trở ngại không nhỏ.
Câu 4
Em hãy nêu một số biểu hiện của sự hợp tác kinh tế - xã hội giữa các nước ASEAN.
Trả lời
Những biểu hiện của sự hợp tác kinh tế - xã hội giữa các nước ASEAN:
+ Ba nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po đã thành lập tam giác tăng trưởng XI-GO-RI từ năm 1989.
+ Xây dựng tuyến đường bộ, đường sắt liên thông giữa các nước trên bán đảo Trung An.
+ Dự án phát triển hành .lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Kông.
+ Phối hợp khai thác và bảo vệ nguồn lợi sông Mê Kông, khai thác biển Đông.
+ Tăng cường hợp tác đào tạo nghề, phát triển giáo dục và y tế, phòng chống các tệ nạn xã hội (buôn bán ma túy, buôn phụ nữ, trẻ em...), chông khủng bố....
+ Tăng cường trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thực hiện khu vực thương mại tự do ASEAN.
Câu 5
Hãy nêu một số thành tựu về kinh tế - xã hội và những thách thức của ASEAN.
Trả lời
+ Những thành tựu:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khá cao tuy chưa đều và chưa vững chắc.
Đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng ngày càng được tăng cường.
Tạo được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
+ Những thách thức:
Trình độ phát triển còn chênh lệch lớn giữa các nước.
Còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc: Chênh lệch giàu - nghèo, vấn đề việc làm, các tệ nạn xã hội...
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên suy thoái.
Sức ép của các nền kinh tế lớn và của các khu vực khác trên thế giới.
Câu 6
Phân tích những lợi thế và những khó khăn của nước ta khi trở thành thành viên ASEAN.
Trả lời
+ Những lợi thế:
Có nguồn lao động đông, giá nhân công rẻ.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng.
Môi trường chính trị - xã hội trong nước ổn định.
+ Những khó khăn:
Trình độ công nghiệp hóa thấp hơn một số nước ASEAN (Xin- ga-po, Thái Lan, Ma-lai-xi-a...).
Chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động còn thấp, sức cạnh tranh của nhiều loại hàng hóa chưa cao.
Sự khác biệt về thể chế, bất đồng về ngôn ngữ....
Câu 7
Dựa vào bảng 17.1 trong SGK.. (Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của các nước Đông Nam Á).
Nêu nhận xét về GDP/người của các nước có trong bảng. Giải thích vì sao có sự chênh lệch như thế?
Vẽ biểu đồ cột so sánh GDP/người của Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
Trả lời
a. Nhận xét và giải thích:
Nhận xét
+ GDP/người của các nước có sự chênh lệch (GDP/người của Xin- ga-po cao gấp hơn 94 lần của Cam-pu-chia.
+ Có thể phân thành 4 nhóm:
Nhóm có GDP/người cao: Xin-ga-po, Bru-nây.
Nhóm có GDP/người trung bình: Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
Nhóm có GDP/người thấp: gồm 3 nước trên bán đảo Đông Dương.
Giải thích
Có sự chênh lệch trên do khác nhau về tổng sản phẩm trong nước (GDP) và quy mô dân số.
Tổng sản phẩm trong nước chênh lệch do khác nhau trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghiệp hóa, mức độ giàu có về tài nguyên thiên nhiên....
Ví dụ: Bru-nây có GDP/người cao do có thu nhập lớn từ việc xuất khẩu dầu khí và số dân ít.
Biểu đồ GDP/người của một số nước Đông Nam Á năm 2001 (Đơn vị: USD)
II. CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn)
Câu 1
Nước ta gia nhập vào ASEAN vào năm:
1967.	B. 1995.	c. 1997.	D. 1999.
Câu 2
Quốc gia nào chưa là thành viên của ASEAN vào năm 1967?
Ma-lai-xi-a.	B. In-đô-nê-xi-a.
C. Mi-an-ma .	D. Phi-lip-pin.
Câu 3
Trong các nước dưới đây, nước nào có GDP bình quân đầu người cao nhất?
A. In-đô-nê-xi-a.	B. Thái Lan.
C. Phi-lip-pin.	D. Xin-ga-po.
Câu 4
Điều gì dưới đây là trở ngại lớn nhất cho việc hợp tác phát triển của các nước ASEAN?
Bất đồng về ngôn ngữ.
Khác biệt về thể chế chính trị.
Khác biệt về tôn giáo, văn hóa.
Trình độ phát triển chênh lệch.
Câu 5
Điều gì dưới đây không đúng về ASEAN?
Là tổ chức hựp tác kinh tế khu vực.
Là khôi liên kết thiên về quân sự.
Là khối hợp tác vì hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên. Câu 6
Trong các năm qua, sản phẩm nào của nước ta xuất khẩu nhiều sang các nước ASEAN?
A. Dầu mỏ.	B. Gạo.
Gỗ.	D. Hàng điện tử.