Giải Địa Lý lớp 8 Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
Bài 12. ĐẶC ĐIỂM Tự NHIÊN KHU Vực ĐÔNG Á CÂU HỎI Tự LUẬN Câu 1 Dựa vào hình 12.1 trong SGK.(Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á), em hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực Đông Á Trả lời + Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Đông Á: - Phần lớn khu vực Đông Á nằm trong phạm vi vĩ độ 22°B đến 42°B, thuộc hai đới: Đới cận nhiệt và ôn đới. Phía đông giáp các biển thuộc Thái Bình Dương. Đông Á giáp với nhiều khu vực của châu Á: Bắc Á (phía bắc), Trung Á (phía tây), Nam Á (phía tây nam), Đông Nam Á (phía nam). + Đặc điểm lãnh thổ, có thể chia thành hai phần: Phần đất liền: gồm lãnh thổ đất liền của Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên. Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan, đảo Hải Nam. Câu 2 Những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á? Trả lời + Phần đất liền: địa hình đa dạng, phân hóa phức tạp. Nhiều núi cao và các sơn nguyên, cao nguyên. Có các bồn địa và đồng bằng châu thổ rộng lớn. + Phần hải đảo: Núi trẻ thấp và trung bình, có nhiều núi lửa. Đồng bằng ven biển hẹp. Câu 3 Dựa vào hình 12.1 lấy kinh tuyến 110°Đ làm ranh giới, em hãy lập bảng so sánh đặc điểm tự nhiên của phần lãnh thổ phía tây và phía đông kinh tuyến 110°Đ (trên phần đất liền của khu vực Đông Á)? Trả lời Phẩn lãnh thổ phía Tây Phẩn lãnh thổ phía Đông + Miền núi và sơn nguyên cao, hiểm trở, xen với các bồn địa. Núi cao: Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lai-a. Sơn nguyên: Sn Tây Tạng, Sn Thanh Hải. Bồn địa: Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim. + Nơi phát nguồn của các sông:A- mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang... + Núi tháp và trung bình xen với các đồng bằng rộng lớn. Núi: dãy Đại Hưng An. Đồng bằng: Đồng bằng Tùng Hoa, đồng bằng Hoa Bắc, đồng bằng Hoa Trung. + Nơi các sông lớn A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang) đổ ra biển. + Khí hậu lục địa khô hạn. + Cảnh quan chủ yếu: thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc, cảnh quan núi cao. + Khí hậu gió mùa ẩm (cận nhiệt gió mùa, ôn đới gió mùa). + Cảnh quan chủ yếu: rừng lá rộng, ôn đới và cận nhiệt. Câu 4 Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang. Trả lời + Giông nhau: Là hai sông dài, đã tạo ra hai đồng bằng châu thổ rộng lớn. Đều phát nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông, đổ ra các biển thuộc Thái Bình Dương. Nguồn cung cấp nước của hai sông đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ. Có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân. + Khác nhau: Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây thường gây lũ lớn. Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hòa hơn. Câu 5 Em hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu ,và cảnh quan giữa các phần của khu vực Đông Á. Trả lời + Phần lục địa: Nửa phía tây: Khí hậu khô hạn, cảnh quan chủ yếu: Thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc. Nửa phía đông: Khí hậu gió mùa ẩm, mưa vào thời kì gió mùa đông nam (tháng 6 -> tháng 9), cảnh quan chủ yếu rừng lá rộng cận nhiệt và ôn đới. + Phần hải đảo: Khí hậu và cảnh quan giống như nửa phía đông phần lục địa. Riêng ở quần đảo Nhật Bản, do gió tây bắc thổi đến Nhật Bản qua biển nên vẫn có mưa vào mùa thu - đông. Em hãy xếp các địa danh: Côn Luân, Duy Ngô Nhĩ, Hoàng Thổ, Tây Tạng, Tùng Hoa, Ta-rim, Đại Hưng An, Thiên Sơn, Tứ Xuyên, Hoa Bắc, Tần Lĩnh đúng theo các mục dưới đây: + Dãy núi: + Cao nguyên: + Bồn địa: + Đồng bằng: II. CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn) Câu 1 Sông nào không phát nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng? A. Sông A-mua. B. Sông Hoàng Hà. c. Sông Trường Giang. D. Sông Tây Giang. Câu 2 Khu vực Đông Á hiện nay có bao nhiêu quốc gia? A. 3 quốc gia. B. 4 quốc gia. c. 5 quốc gia. D. 6 quốc gia. Câu 3 Sông nào ở khu vực Đông Á không đổ ra biển? A. Sông A-mua. B. Sông Hoàng Hà. c. Sông Tây Giang. D. Sông Ta-rim. Câu 4 Nơi nào có thể- trồng được các cây nhiệt đới như dừa, cao su? A. Đảo Đài Loan. B. Đảo Hải Nam. c. Đồng bằng Hoa Trung. D. Bồn địa Tứ Xuyên. Câu 5 Đem lại nhiều mưa cho nửa phía đông vùng đất liền khu vực Đông Á là gió thổi theo hướng: A. Tây nam. B. Tây bắc. c. Đông bắc. D. Đông nam. Sông nấo có đoạn trung lưu là ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên Bang Nga? A. Sông Hoàng Hà. B. Sông Trường Giang, c. Sông Tây Giang. D. Sông A-mua. Câu 7 Điểm khác nhau chủ yếu giữa sông Hoàng Hà và Trường Giang là về: A. Nguồn cung cấp nước. B. Hướng chảy, c. Chế độ nước. D. Độ dài. Câu 8 Nằm trên “vòng đai lửa Thái Bìnli Dương” là: A. Miền núi Hi-ma-lay-a. B. Bán đảo Triều Tiên. Quần đảo Nhật Bản. D. Miền tây Trung Quốc. Câu 9 Cảnh quan phổ biến ở vùng phía tây trên phần lãnh thổ đất liền của khu vực Đông Á là: A. Xa van và cây bụi. B. Rừng lá rộng. Rừng nhiệt đới ẩm. D. Thảo nguyên khô. Câu 10 Kiểu khí hậu nào không có ở khu vực Đông Á? A. Ôn đới gió mùa. B. Cận nhiệt gió mùa. c. Cận nhiệt lục địa. D. Nhiệt đới khô.