Giải Địa Lý lớp 8 Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam

  • Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam trang 1
  • Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam trang 2
Bài 27. THựC HÀNH ĐỌC BẢN Đồ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
Câu 1
Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam (treo tường) hoặc Atlat địa lí Việt Nam.
Em hãy cho biết, đi theo tuyến 22°B, từ biên giới Việt - Lào đến biên giới Việt - Trung, ta phải vượt qua các dãy núi nào? Các dòng sông lớn nào?
Trả lời
Đi dọc theo vĩ tuyến 22°B, từ biên giới Việt- Lào đến biên giới Việt Trung ta sẽ vượt qua:
+ Các dãy núi: Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn, Con Voi, cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc- Sơn.
+ Các sông: Đà, Hồng, Lô, Gâm, cầu, Thương.
Câu 2
Quan sát hình 30.1. Lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 108°Đ, từ dãy núi Bạch Mã đến Phan Thiết (SGK) và bản đồ tự nhiên Việt Nam.
+ Em hãy cho biết ta sẽ đi qua những cao nguyên nào?
+ Hãy nêu đặc điểm địa hình và địa chất của các cao nguyên này?
Trả lời
+ Đi dọc kinh tuyến 108°Đ, từ dãy núi Bạch Mã đến Phan Thiết, ta sẽ đi qua các cao nguyên:
Kon Turn, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh.
+ Đặc điểm địa hình, địa chất các cao nguyên này.
Địa hình: cao ở phía bắc, thấp dần về phía đông nam.
Cao nguyên Kon Turn độ cao trung bình trên 1400m.
Cao nguyên Đăk Lăk độ cao trung bình dưới lOOOm.
Cao nguyên Mơ Nông và Di Linh độ cao trung bình 800 -»1000m.
Địa chất:
Gồm các loại nham thạch: Gra-nit và biến chất, ba dan, trầm tích. Do Tây Nguyên là khu vực nền cổ, hoạt động phun trào dung nham diễn ra mạnh mẽ vào giai đoạn Tân kiến tạo. Do thế, ba dan chiếm diện tích rất lớn (ở các cao nguyên Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh).
Câu 3
Đi theo quốc lộ 1A, từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh ta sẽ qua những đèo lớn, nào?
Trả lời
Đi theo quốc lộ 1A từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh, ta sẽ qua 4 đèo lớn là:
+ Đèo Ngang (Hà Tình).
+ Đèo Hải Vân (ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng).
+ Đèo Cù Mông (giữa Bình Định và Phú Yên).
+ Đèo Cả (giữa Phú Yên và Khánh Hòa).
Câu 4
Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam, em hãy cho biết thềm lục địa của nước ta mở rộng ở vùng nào? Thu hẹp ở vùng nào? Em có nhận xét gì?
Trả lời
+ Thềm lục địa của nước ta mở rộng ỏ' vùng vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía đông nam và tây nam Nam Bộ, thu hẹp ở vùng biển Trung Bộ (từ Quảng Nam đến Khánh Hòa).
+ Nhận xét: Nơi nào trong đất liền là đồng bằng, có các sông lớn đổ ra biển thì nơi ấy có thềm lục địa mở rộng. Ngược lại, nơi nào trong đất liền là núi và chỉ có các sông nhỏ đổ ra biển thì thềm lục địa thu hẹp.