Giải Địa Lý lớp 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam

  • Bài 24: Vùng biển Việt Nam trang 1
  • Bài 24: Vùng biển Việt Nam trang 2
  • Bài 24: Vùng biển Việt Nam trang 3
  • Bài 24: Vùng biển Việt Nam trang 4
  • Bài 24: Vùng biển Việt Nam trang 5
  • Bài 24: Vùng biển Việt Nam trang 6
Bài 21. VÙNG BIỂN VỆT NAM
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Quan sát hình 24.1 (SGK), hãy cho biết nước ta có chung biển Đông với các quốc gia và lãnh thổ nào?
Trả lời
Nước ta có chung biển Đông với các quốc gia: Trung Quốc, Phi-líp- pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu- chia và lãnh thổ Đài Loan.
Câu 2
Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó qua các yếu tố khí hậu biển.
Trả lời
Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa:
+ Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt trên 23° c, thay đổi theo mùa.
Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
+ Chế độ gió:
Từ tháng 10 đến tháng 4, gió đông bắc chiếm ưư thế.
Các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.
+ Chế độ mưa:
Lượng mưa từ 1.100 mm đến 1.300 mm, phân hóa theo mùa gió. Câu 3
Dựa vào hình 24.2 trong SGK. (Lược đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt). Hãy nêu nhận xét và rút ra kết luận.
Trả lời
+ Hình a/ Tháng 1:
Nhiệt độ nước biển tầng mặt giảm dần theo hướng nam - bắc.
Nhiệt độ nước biển cao nhất ở vùng biển Tây Nam (vịnh Thái Lan): 27 - 28° c.
+ Hình b / Tháng 7:
Nhiệt độ nước biển tầng mặt cao, từ 28°c -» 30°C.
+ Kết luận: nhiệt độ nước biển tầng mặt của vùng biển nước ta cao (tính nhiệt đới) và thay đổi theo mùa tương ứng với hoạt động của gió mùa.
Câu 4
Quan sát hình 24.3. Lược đồ dòng biển theo mùa trên biển Đông
Hãy cho biết hướng chảy và nguyên nhân tạo nên các dòng biển trong biển Đông.
Trả lời
+ Hướng chảy chủ yếu của dòng biển mùa đông: đông bắc - tây nam + Hướng chảy chủ yếu của dòng biển mùa hạ: tây nam - đông bắc
+ Nguyên nhân: Do tác động của gió mùa đối với lớp nước trên mặt đã tạo nên các dòng chảy như trên.
Câu 5
Hãy nêu các nguồn tài nguyên biển của nước ta.
Trả lời
Các nguồn tài nguyên biển của nước ta:
+ Tài nguyên sinh vật biển (các loài cá, tôm, cua, mực, rong biển	). .
+ Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí tự nhiên, cát biển....
+ Tài nguyên năng lượng: Năng lượng thủy triều, gió....
+ Tài nguyên du lịch: Cảnh quan bờ biển và hải đảo.
+ Tài nguyên nước và mặt nước -» giao thông đường biển, nuôi trồng
thủy hải sản, du lịch biển, sản xuất muối	
Câu 6
Thủy triều ở vùng biển nước ta có đặc điểm gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến đời sông và sản xuất?
Trả lời
+ Thủy triều ở vùng biển nước ta có đặc điểm:
Phức tạp, có nhiều chế độ triều khác nhau.
. - ở vịnh Bắc Bộ, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống, ở vùng biển Nam Bộ mỗi ngày có hai lần nước lên, hai lần nước xuống.
Chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới.
+ Ảnh hưởng của thủy triều đến đời sống và sản xuất:
Thuận lợi: Thủy triều tạo thuận lợi cho:
Việc ra vào các cảng biển của tàu biển (lúc thủy triều lên).
Hoạt động đánh bắt cá vùng ven biển và hoạt động du lịch tắm biển.
Giao thông đường sông, làm thủy lợi, đánh bắt thủy sản trong sông
rạch.
Bất lợi:
Gây nên nạn triều cường, xâm nhập mặn ở các vùng thấp ven biển.
Câu 7
Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
Trả lời
Những thuận lợi
+ Đối với kinh tế: Có điều kiện xây dựng và phát triển các ngành kinh tế.
Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Đóng tàu, giao thông vận tải biển.
Khai thác, chế biến khoáng sản biển (dầu mỏ, khí đốt, cát biển....).
Khai thác các nguồn năng lượng: Thủy triều, sức gió	
Du lịch biển đảo.
+ Đối với đời sống:
Cung cấp các loại thủy sản, rong biển, muối....
Tham quan, du lịch,
Những khó khăn
Vùng biển thường xảy ra bão, gió mạnh, lốc... gây thiệt hại cho các
công trình ven biển, ảnh hưởng đến giao thông, nghề cá, du lịch	
Nạn triều cường, xâm nhập mặn, sạt lở bờ biển... gây nhiều trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt dân cư các vùng đất thấp ven biển.
Câu 8
Vì sao phải bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam? cần phải làm gì để khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển nước ta?
Trả lời
+ Phải bảo vệ tốt môi trường biển nước ta vì:
Một số vùng biển ven bờ, ven các đảo đã bị ô nhiễm do các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất, giao thông và việc khai thác dầu khí.
Nguồn lợi thủy sản của biển có chiều hướng giảm sút.
Môi trường biển sũy giảm đã ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh
tế (khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển - đảo,....) và đời sống của hàng triệu dân cư vùng ven biển.
+ Để khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển cần:
Nâng cao trình độ công nghệ khai thác, chế biến các nguồn tài nguyên biển.
Quy định số lượng, kích thước thủy sản đánh bắt, hạn chế đánh bắt ven bờ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển cho dân cư, xử lí đúng mức các trường hợp vi phạm.
Hợp tác với các nước trong khu vực để bảo vệ môi trường biển.
Câu 9
Chọn các địa danh: Cà Ná, Cam Ranh, Cái Lân, Chân Mây, Cửa Lò, Đà Nẵng, Đồ Sơn, Lăng Cô, Hải Phòng, Mũi Né, Mỹ Khê, Sa Huỳnh.
Hãy điền thích hợp vào các chỗ.... trong bảng dưới đây:
Cảng biển	
Bãi tắm nổi tiếng 	
Nơi sản xuất muối 	:	
nổi tiếng	
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn)
Câu 1
Quốc gia nào không có chung biển Đông với nước ta?
Thái Lan.	B. Ma-lai-xi-a.
C. Mi-an-ma.	D. Xin-ga-po.
Câu 2
Eo biển nào là đường thông thương thuận lợi từ biển Đông sang An Độ Dương?
Ba-si.	B. Ma-lắc-ca.
Ca-li-man-tan.	D. Quỳnh Châu.
Câu 3
Phần biển Việt Nam nằm trong biển Đông có diện tích:
500 nghìn km2.	B. 462 nghìn km2.
c. hơn 3 triệu km2.	D. trên 1 triệu km2.
Câu 4
Thắng cảnh nào được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới?
A. Vịnh Hạ Long .	B. Vịnh Nha Trang.
Bãi biển Mũi Né.	D. Bãi biển Hà Tiên.
Câu 5
Đặc điểm nào không đúng về biển Đông?
- Chế độ hải văn theo mùa.
Biển nóng quanh năm.
c. Có nhiều chế độ triều khác nhau.
ít xảy ra thiên tai.
Câu 6
Chiếm ưư thế trong 7 tháng, từ tháng 10 đến tháng 4 trên biển Đông là gió:
A. Đông Bắc.	B. Đông Nam.
Tây Nam.	D. Nam.
Câu 7
Địa danh nào là nơi nổi tiếng về sản xuất muối?
A. Đồ Sơn.	B. Sầm Sơn.
c. Cà Ná.	D. Mũi Né.
Câu 8
Yếu tố nào không phải là biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa của vùng biển nước ta?
A. Nhiệt độ nước biển tầng mặt.
B. Chế độ triều.
c. Dòng biển.
D. Chế độ gió.
Câu 9
Có diện tích lớn nhất trong các
đảo của nước ta là:
A. Cát Bà.
B. Cái Bầu.
c. Côn Đảo.
D. Phú Quốc.
Câu 10
Quần đảo Trường Sa thuộc:
A. Thành phố Đà Nẵng.
B. Tỉnh Quảng Nam.
c. Tỉnh Khánh Hòa.
D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vận dụng kiến thức đã biết, hãy điền vào ô chữ dưới đây
1/ Hàng dọc (cột có kí hiệu A): Quần đảo xa bờ thuộc Thành phố Đà Nẵng.
2/ Hàng ngang:
Đảo nằm gần mũi Cà Mau.
Thắng cảnh ở nước ta được UNESCO công nhận là di sản tự nhiên của thế giới vào năm 1994.
Đảo có nhiều di tích lịch sử thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quần đảo xa bờ nhất của nước ta.
Đảo nổi tiêhg về trồng tỏi thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Nơi nổi tiếng về sản xuất muối thuộc tỉnh Ninh Thuận.
A