Giải bài tập Hóa 8 Bài 13: Phản ứng hóa học

  • Bài 13: Phản ứng hóa học trang 1
  • Bài 13: Phản ứng hóa học trang 2
  • Bài 13: Phản ứng hóa học trang 3
  • Bài 13: Phản ứng hóa học trang 4
  • Bài 13: Phản ứng hóa học trang 5
Bài 13. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất ban đầu tham gia sự chuyển hoá gọi là chất phản ứng hoặc chất ban đầu. Chất được tạo thành sau phản ứng gọi là sản phẩm phản ứng hoặc chất được tạo thành. Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phấm tăng dần.
Bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tứ này biến đổi thành phân tử khác.
Phản ứng hoá học xảy ra khi các chất tác dụng tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có mặt chất xúc tác (là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi)...
Đê’ nhận biết phản ứng hoá học xảy ra. dựa vào một trong những dấu hiệu sau :
Có chất kết tủa.
Có chất khí thoát ra (sủi bọt).
Có sự biến đổi màu sắc.
Có sự toả nhiệt và phát sáng (tuy nhiên, nhiều hiện tượng vật lí cũng kèm theo sự toả nhiệt hay phát sáng).
Người ta có thể diễn tả phản ứng hoá học bằng lời. Thí dụ, hiđro (H7) phản ứng với oxi (O2) tạo thành nước (H2O). Cacbon (C) phản ứng với oxi (O7) tạo thành cacbon đioxit (CO7).
Người ta có thể diễn tả phan ứng hoá học bằng phương trình chữ trong đó vế trái ghi các chất tham gia phán ứng với các dấu cộng (+) để chỉ rằng chúng phản ứng với nhau, vế phải ghi sản phẩm của phản ứng. Giữa 2 vế cua phương trình là mũi tên theo chiều tù' trái sang phải chỉ ra rằng từ các chất tham gia phản ứng tạo thành các sản phẩm. Thí dụ :
Hiđro + Oxi —ỳ Nước ; Cacbon + Oxi —> Cacbon đioxit
B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TRONG SGK
Bài 2. a) Vì hạt hợp thành của hầu hết các chất là phân tử. mà phân tử thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử, nên nguyên tử tham gia phản ứng (tạo ra liên kết với nguyên tử nguyên tố khác). Bài 3. Parafin + Khí oxi —> Nước + Khí cacbon đioxit.
Chất phản ứng : parafin, khí oxi; sản phẩm : nước, khí cacbon đioxit.
Bài 4. "Trước khi cháy chất parafin ở thể rắn, còn khi cháy ở thể hơi. Các phân tử parafin phản ứng với cầc phân /7? khí oxi".
Bài 5. Axit clohiđric + Canxi cacbonat —> Canxi clorua + Nước + Khí cacbon đioxit.
Chất phản ứng : axit clohiđric và canxi cacbonat.
Sản phẩm : canxi clorua. nước và khí cacbon đioxit.
Dâu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra : xuất hiện chất khí (sủi bọt ớ vỏ trứng).
Bài 6. Đập vừa nhỏ' Nếu quá nhó, các mánh than xếp khít nhau sẽ hạn chẽ’ việc thoát khí.
' than để tãng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi (trong không khí). Dùng que lửa châm đê’ nâng nhiệt độ cúa than (hay : làm nóng than), quạt mạnh để thèm đú khí oxi. Khi than bén cháy là đã có phản ứng hoá học xảy ra.
c. BÀI TẬP BÓ SUNG VÀ HƯỚNG DAN giải
I. BÀI TẬP
Bài 1. Sau khi trộn lẩn các chất, dấu hiệu nào dưới đây chứng tó không có phản ứng hoá học xảý ra ?
Ong nghiệm đựng các chất nóng lèn.
Có khí thoát ra và có sự thay đổi màu sắc. c. Xuất hiện kết túa.
D. Không thay dối màu sắc, nhiột dộ và không có chất kết tủa.
Bài 2. Hòa tan muối ãn vào nước dược dung dịch trong suốt. Cô cạn dung dịch, nung nóng lại thu dược muối ăn khan. Quá trình này dược gọi là
A. biến đổi hóa học.	B. biến đổi vật lí.
c. phán ứng hóa học.	D. không có biến đổi nào.
Bài 3. Điền vào chỗ trống các tù' hay cụm từ thích hợp :
	là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đối trong phán
ứng gọi là 	còn	 mới sinh ra là	Trong quá trình phản ứng 	
giám dần	tặng dần
Bài 4. a) Giải thích tại sao để ngọn lửa đốn gần là cồn đã bắt cháy.
b) Viết phương trình chữ của phán ứng đốt cháy rượu trong khí oxi, tạo ra nước và khí cacbonđioxit.
Bài 5. Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) được men amilaza có trong nước bọt làm xúc tác cho phán ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo và một ít men mantaza cũng có trong nước bọt làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyên thành glucozo. Viết phương trình chữ của hai phản ứng hoá học trên.
Bài 6. Viết phương trình chữ cho các phản ứng :
Đốt cacbon (than) trong lò, cacbon phản ứng với oxi tạo thành khí cacbonic và toá nhiệt.
rượu etylic cháy trong không khí tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong, khí cacbonic phản ứng với nước vôi tạo thành canxi cacbonat (đá vôi) kết tủa trắng và nước.
Bài 7. Đổ giấm (dung dịch axit axetic loãng) vào gạch nền đá hoa (thành phần chính là canxi cacbonat) ta thấy có bọt khí sủi lèn.
Chỉ rõ dấu hiệu cho thấy đã có phán ứng hoá học xảy ra.
Viết phương trình chữ cho các phán ứng, biết sản phẩm tạo thành là chất canxi axetat, nước và cacbon đioxit.
II. HƯỚNG DẪN GIẢI
Bài 1, D
Bài 2. B
Bài 3. phản ứng hoá học ; chất phản ứng (chất tham gia) ; chất ; sản phẩm ; lượng chất phản ýng (chất tham gia) ; lượng sán phẩm.
Bài 4. a) Khi để ngọn lửa đến gần là cồn bắt cháy là do cồn là chất dễ bay hơi, các phán tử cồn trong hơi cồn được ngọn lửa nung nóng nên bắt cháy, b) Phương trình chữ cúa phản ứng :
Cồn + Khí oxi —> Nước + Khí cacbonđioxit Bài 5. Tinh bột + Nước —nien amilaza—> Mantozo
Mantozo + Nước' '"cn™antaza >Glưcozo
Bài 6. a) Cacbon + Oxi -» Khí cacbonic
Rượu etylic + Oxi —» Khí cacbonic + Nước
Khí cacbonic + Nước vôi trong —> Canxi cacbonat + Nước.
Bài 7. a) Dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hoá học xảy ra : có bọt khí sủi lên (tức có chất khí sinh ra).
b) Axit axetic + Canxi cacbonat —> Canxi axetat + Cacbon đioxit + Nước