SGK Địa Lí 12 - Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

  • Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 1
  • Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 2
  • Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 3
  • Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 4
Sử dụng và bào VỆ tài nguyên thiên nhiên
Sừ dụng và bào vệ tài nguyên sinh vật
Tài nguyên rừng
1943
14,3.
14,3
0
1983
7,2
6,8
0,4
2005
12,7
10,2
2,5
Nhận xét về biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 - 1983 và 1983 - 2005. Vì sao có sự biến động đó ?
22,0
38,0
- Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng :
Bảng 14.1. Sụ biến động diện tích rùng qua một sô' nãm
Tổng diện tích Năm	có rùng
Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha)
Diện tích rừng trồng (triệu ha)
Đô che phủ (%)
43,0
Mặc dù tổng diện tích rùng đang tăng dân lên, nhưng tài nguyên rừng vần bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thế phục hổi.
Năm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gân 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng). Đến nay, tuy đã có gân 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phán lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trông chưa khai thác được. Vì thế, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hổi.
- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng :
Ngoài ý nghĩa kinh tế, rừng còn giữ vai trò cân bàng sinh thái môi trường. Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, theo quy hoạch thì chúng ta phải nâng độ che phủ của cá nước hiện tại từ gán 40% lên đến 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phú khoảng 70 - 80%.
Sự quản lí của Nhà nước vé quy hoạch, bao vệ và phát triến rừng được thế hiện qua những quy định vé nguyên tác quán lí, sứ dụng và phát triển đối vói 3 loại rừng : rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
+ Đối với rừng phòng hộ : có kê' hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đôi núi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng : bảo vệ cảnh quan, đa dạng vé sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tổn thiên nhiên.
+ Đối với rừng sản xuất : đảm bảo duy trì phát trién diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước đã tiến hành giao quyên sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
Nhiệm vụ trước mát là thực hiện chiến lược trổng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 nhàm đáp ứng yêu cầu phù xanh được 43% diện tích và phục hồi lại sự cân bàng môi trường sinh thái ở Việt Nam.
Đa dạng sinh học
- Suy giảm đa dạng sinh học :
Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao (thé hiện ờ số lượng thành phán loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm) nhưng đang bị suy giảm.
Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện ở nhũng mặt nào ?
Bảng 14.2. Sự đa dạng thành phán loài và sự suy giảm sô' lượng loài thực vật, động vật
Số lượng loài
Thực
vật
Thú
Chim
Bò sát luông cư
Cá
Nước
ngọt
Nước
mặn
Số luọng loài đã biết
14 500
300
830
400
550
2000
Số luọng loài bị mất dần
500
.96
57
62
90
Trong đó, sô' lượng loài có nguy co tuyệt chủng
100
62
29
-
Nguyên nhân nào đã làm suy giảm số luợng loài động, thục vật tụ nhiên ?
Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.
Nguồn tài nguyên sinh vật duới nuớc, đặc biệt nguồn hải sản cúa nuớc ta củng bị giảm sút rõ rệt. Đó là hậu quá của sụ khại thác tài nguyên quá múc và tình trạng ô nhiẻm môi truờng nuớc, nhất là vùng cứa sông, ven biến.
- Các biện pháp bao vệ đa dạng sinh học :
Nhà nước đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta ?
+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bào tổn thiên nhiên. Năm 1986, nước ta có 87 khu với'7 vườn quốc gia, đến năm 2007 đã có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trử thiên nhiên, bảo tôn loài - sinh cảnh, trong đó £Ó 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyến của thế giới.
+ Ban hành Sách đò Việt Nam. Đế bao vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy co tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
+ Quy định việc khai thac. Đế đảm bao sư dụng lâu dài các nguổn lợi sinh vật của đất nước, Nhà nước đã ban hành các quy định trong khai thác như : cẩm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non ; cấm gây cháy rừng ; cấm săn bắt động vật trái phép ; cấm dùng chất nố đánh bát cá và các dụng cụ đánh bát cá còn, cá bột; cấm gây độc hại cho môi trường nước. '
Sử dụng và bào vệ tài nguyên đất
a) Hiện trạng sử dụng tài nguyên đát
Theo số liệu thống kê năm 2005, nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28,4 % tống diện tích đất tự nhiên), trung bình trẽn đâu người là hơn 0,1 ha. Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sừ dụng thì đất bàng chi có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đổi núi đang bị thoái hoá. Do vậy, kha năng mơ rộng đất nông nghiệp ơ đóng bàng không nhiéu, việc khai hoang đất đói núi làm nông nghiệp cán phái hết sức thận trọng.
Những năm gân đây, do chủ trương toàn dân đắy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng nên diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh. Tuy nhiên diện tích đất đai bị suy thoái vản còn rất lớn. Hiện cả nước có khoáng’9,3 triệu ha đẩt bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28% diện tích đẩt đai).
Hãy nêu các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất ỏ nước ta.
Nêu các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và Cải tạo đất đồng bằng.
b) Các biện pháp bão vệ tài nguyên đât
Đối với vùng đôi núi, đế hạn chê' xói mòn trên đất dốc phai áp dụng tổng thế các biện pháp thuỷ lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố váy cá, trống cây theo băng. Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bàng các biện pháp nông - lâm kết hợp. Bão vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư mién núi.
Đất nông nghiệp vốn đã’ít, nên chúng ta cân có biện pháp quán lí chặt chẽ và có kế hoạch mo rộng diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cán canh tác hợp lí, chống bạc màu, giây, nhiễm mặn, nhiẻm phèn ; bón phân cải tạo đất thích hợp ; chống ô nhiẻm đất do chất độc hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiêu vi khuán gây bệnh hại cây trỏng.
Sử dụng và bào vệ các tài nguyên khác
Tài nguyên nước : Tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nưóc vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước là hai vấn đé quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay. Do vậy, cân sừ dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bao cân bàng nước và phòng chống ỏ nhrẻm nước.
Hãy nêu các biện pháp nhằm bảo đảm càn bằng nuớc và phòng chống ô nhiễm nước.
Tài nguyên khoáng sản : Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sàn. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường (từ khâu khai thác, vận chuyến tói chế biến).
Tài nguyên du lịch : Cần bao tổn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ canh quan du lịch khỏi bị ô nhiẻm, phát triền du lịch sinh thái.
Khai thác, sù dụng hợp lí và bén vững các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên khí hậu, tài nguyên biến...
Hãy cho biết giá trị sủ dụng và yêu cáu bảo vệ đối với các loại tài nguyên này ?
Câu hỏi và bài tập
1. Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học.
Hãy nê.u tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
Nêu các loại tài nguyên khác cần được sử dụng hợp lí và bảo vệ.