SGK Địa Lí 12 - Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

  • Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ trang 1
  • Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ trang 2
  • Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ trang 3
  • Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ trang 4
  • Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ trang 5
  • Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ trang 6
Ván để phát triển kinh tê - xã hội ò Bác Trung Bộ
Khái quát chung
Vùng Bác Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An. Hà Tĩnh, Quảng Binh, Quảng Trị, Thùa Thiên - Huế. Dãy núi Bạch Mã được coi là ranh giới tự nhiên giữa Bác Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Bác Trung Bộ có diện tích tự nhiên 51,5 nghìn km2, số dân 10,6 triệu người (năm 2006), chiếm 15,6% diện tích và 12,7% số dân cùa cá nước.
Hãy xác định trên bản đồ -Hành chính Việt Nam vị trí địa II và phạm vi lãnh thổ của vùng Bắc Trung. Bộ.
Vé mặt tự nhiên, Bắc Trung Bộ thuộc miền Tây Bác và Bác Trung Bộ. ơ Thanh Hoá và một phán Nghệ An, khí hậu có tính chất chuyến tiếp giữa Đổng bàng sông Hồng và Bác Trung Bộ, vẩn còn chịu anh hương khá mạnh của gió mùa Đông Bác vé mùa đông. Dãy núi Trường Sơn Bác, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào với các đèo thấp, làm cho vé mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh, nhiều ngày thời tiết nóng và khô. Nhưng ngay sau những ngày hạn hán, có thế bão ập đến đem theo mưa lớn và nước lũ, triều cường gây thiệt hại cho san xuất và đời sống.
Vé tài nguyên thiên nhiên, Bác Trung Bộ có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sát, đá vôi và sét làm xi mãng, đá quý. Rừng có diện tích tương đối lớn. Các hệ thống sông Mã, sõng Cả có giá trị vé thuỷ lợi, giao thông thuỷ (ở hạ lưu) và tiềm năng thuy điện. Tiềm năng phát triến nông nghiệp có phần hạn chế, do các đồng bàng nho hẹp, chỉ có đồng bàng Thanh - Nghệ - Tinh là lớn hơn cả. Với diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, Bác Trung Bộ có khả năng phát triến kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn. Dọc ven biến có khả năng phát triến đánh bát và nuôi trông thuỷ san.
Bắc Trung Bộ cũng có tài nguyên du lịch đáng kể, trong đó phải kể đến các bãi tám nối tiếng như : Sám Sơn, Cửa Lò, Thiên Cám, Thuận An, Lăng Cô ; Di sản thiên nhiên thê' giới Phong Nha - Kẻ Bàng ; Di sản văn hoá thế giới Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
Vể mặt kinh tê' - xã hội, mức sống cùa dân cư còn thấp. Chiến tranh tuy đã lùi xa, nhưng hậu quá vản còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi. Cơ sở hạ táng của vùng vần còn nghèo, việc thu hút các dự án đâu tư nước ngoài vần còn hạn chế. Với sự tập trung đáu tư cho vùng, nhất là với sự hình thành và phát triển của Vùng kinh tê' trọng điém miền Trung, trong tương lai gân, kinh tê' cúa Bác Trung Bộ sẽ có bước phát triển đáng kế.
Hình thành cơ câu nông - lâm - ngư nghiệp
ở Duyên hái mién Trung nói chung, Bác Trung Bộ nói riêng, vấn đé hình thành cơ cấu nông — lâm - ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kính tê' chung của vùng, vì nó không chỉ góp phán tạo ra cơ cấu ngành, mà còn tạo thê' liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tê' theo không gian. So với công nghiệp cả nước, tỉ trọng cùa Bác Trung Bộ còn nhở bé (chiếm khoáng 2,4% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, năm 2005). Việc đầy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thê mạnh sản có của vùng, tròng đó có thê' mạnh vé nông - lâm - ngư nghiệp.
Hình 35.1. Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện co cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng
Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian ?
a) Khai thác thê mạnh về lâm nghiệp
Diện tích rừng của toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoáng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phu rừng là 47,8% (năm 2006) chi đứng sau
Tây Nguyên. Trong rừng có nhiéu loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiến kién, sãng lẻ, lát hoa,...), nhiéu lâm sản, chim, thú có giá trị. Hiện nay, rừng giàu chi còn tập trung chu yếu ờ vùng giáp biên giới Việt - Lào, nhiéu nhất là ở Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Bình. Đáng chú ý là rừng sản xuất chỉ chiếm khoảng 34% diện tích, còn khoảng 50% diện tích là rùng phòng hộ và 16% là rừng đặc dụng. Hàng loạt lâm trường hoạt động chăm lo việc khai thác đi đôi với tu bó và bảo vệ rừng.
Việc bảo vệ vá phát triến vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, rừng còn có tác dụng điếu hoà nguồn nước, hạn chê tác hại của các cơn lủ đột ngột trên các sông ngán và dốc. Việc trỏng rừng ven biển có tác dụng chán gió, bảo và ngăn không cho cát bay, cát chay, lấn ruộng đồng, làng mạc.
Khai thác tổng hợp các thê mạnh về nông nghiệp cùa trung du, đồng bằng và ven biển
Vùng đồi trước núi có thê' mạnh vé chăn nuôi đại gia súc. Đàn trâu có khoảng 750 nghìn con (chiếm 1/4 đàn trâu cả nước), đàn bò có khoảng 1,1 triệu con (chiêm hơn 1/5 đàn bò cả nước). Với diện tích đất badan tuy không lớn, nhưng khá màu mỡ, Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An, Quang Trị; cao su, hổ tiêu ở Quảng Binh, Quảng Trị; chè ờ Tây Nghệ An).
Ớ các đổng bàng, phán lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vụng lúa thâm canh. Bình quân lương thực theo đầu người vì vậy đã tăng khá (năm 2005 đạt khoang 348 kg/người).
Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
Tuy không có các bãi cá lớn, nổi tiếng, nhưng các tinh Bác Trung Bộ đéu có khả năng phát triến nghé cá biển. Nghệ An là tinh trọng điểm nghé cá của Bác Trung Bộ. Tuy nhiên, do phần lớn tàu thuyên có công suất nhỏ, đánh bát ven bờ là chính, nên ở nhiéu nơi nguồn lợi thuý sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt. Hiện nay, việc nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn được phát triển khá mạnh, đang làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu kinh tê' nông thôn ven biển.
THÁI
LAN
yTRUNG DU VÀ MIEN . X-I BẮC BỘ
/cửa Đạt
-2® sẩm Sơn
/
Jĩnh Gia - Đ. Nghi Sơn
Diên Châu
cửa Lò
TĨNH
Ịhạch Khê XThiên Cầm
KiAnh
Nha - Kẻ Bàng tú ĐỔNG HỚI
V 'QUAN'G
đảo Bạch Long Vĩ
Đ. Phủ Quốc
đảo Cón Cỏ	Đ. Côn Son
ÍĐÔNG HÀ
Thuận An
CHÚ GIẢI -Trung tâm công nghiệp trung bình - Trung tâm công nghiệp nhỏ
ÍA THIÊN
(Trung Quốc)
cS>ỹ-
£
Thủy điện đang xây dựng
o
Cơ khí
Vật liệu xây dựng
é?
Chế biến lâm sản
o
Chế biến lương thực, thực phẩm
I
Dệt may
a
Vùng trổng cây lương thực, chăn nuôi lợn và gia cầm
® Khai thác sắt (H) Khai thác crôm © Khai thác mangan (Đ Khai thác titan
>ÀNẲNG
'UYÊN
Vùng nông, lâm kết hợp
Vùng trồng cây công nghiệp 	 lâu năm
Vùng đánh bắt hải sản
I Vùng rừng giàu và trung bình
Hải cảng Cửa khẩu Điểm du lịch
Đường sắt _ Ranh giới tỉnh _ Ranh giới vùng . Biên giới quốc gia
© Di sản thiên nhièn thế giới © Di sản văn hoá thế giới
4* 4 Sân bay quốc tế, nội địa
	fg]	 Đường ôtô, số đường
	 Đựờng HỔ Chí Minh
120 km
Hình 35.2. Khai thác một số thế mạnh chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ
Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tẩng giao thông vận tài
Phát triển các ngành công nghiệp trọng điềm và các trung tâm công nghiệp chuyên mỏn hoá
•
Công nghiệp của vùng hiện đang phát triến dựa trên một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn, nguồn nguyên liệu cúa nông, lâm, thuỷ sản và nguồn lao động dổi dào, tuong đối ré. Do nhùng hạn chế vé điều kiện kĩ thuật, vốn, nên cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi trong những thập ki tới. Một số tài nguyên khoáng sản của vùng vàn ớ dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể (crômit, thiếc...). Trong vùng có một số nhà máy xi măng lớn như Bím Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hoá), Hoàng Mai (Nghệ An). Nhà máy thép hên hợp Hà Tinh (sử dụng quặng sát Thạch Khê) đã được kí kết xây dựng vào tháng 5 - 2007.
Vấn đé phát triển cơ sở năng lượng (điện) là một ưu tiên trong phát triến công nghiệp của vùng. Do những hạn chế vẻ nguồn nhiên liệu tại chỗ, nên việc giải quyết nhu câu vé điện chú yếu dựa vào lưới điện quốc gia. Một số nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng như Ban Vẽ (320 MW) trên sông Cả (Nghệ An), Cửa Đạt (97 MW) trên sõng Chu (Thanh Hoá), Rào Quán (64 MW) trên sông Rào Quán (Quáng Trị).
Các trung tâm công nghiệp cúa vùng là Thanh Hoá - Bim Sơn, Vinh, Huế với các sán phấm chuyên môn hoá khác nhau. Huế nàm trong Vùng kinh tế trọng điếm miền Trung sẽ có lợi thế trong phát triển.
Xây dựng cơ sờ hạ tẩng trước hết là giao thông ván tài
Việc đáy mạnh đáu tư phát triến cơ sở hạ tầng đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triến kinh tế - xã hội của vùng. Cho đến nay, mạng lưới giao thông của vùng chu yếu góm quốc lộ 1, đường sát Thống Nhất (đường sát Bác — Nam) và các tuyến đường ngang là các quốc lộ 7, 8, 9. Đường Hồ Chí Minh hoàn thành sẽ thúc đấy sự phát triến kinh té cua các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới. Cùng với phát triến giao thông Đông - Tây, hàng loạt cửa khầu được mờ ra đế tăng cường giao thương với các nước láng giềng, trong đó
Lao Bào là cừa khẩu quốc tê' quan trọng. Quốc lộ 1 được nâng cấp, hiện đại hoá, đặc biệt là việc làm đường hâm ỏ tô qua Hoành Son, Hải Vân đã làm tăng đáng kế khả năng vận chuyển Bác - Nam trên tuyến đường huyết mạch này, đồng thời sẽ tạo sức hút lớn cho các luồng vận tải theo quốc lộ 9 tói cảng Đà Nảng. Một số cảng nước sâu đang được đáu tư xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) gán lién với sự hình thành các khu kinh tế cảng biến. Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đống Hói (Quảng Bình) được nàng cấp giúp phát trién kinh tế, văn hoá và tăng cường thu hút khách du lịch.
Câu hỏi và bài tập
Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.
Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngu nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ ?
Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Thanh Hoá, Vinh và Huế.
Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng ?