SGK Địa Lí 12 - Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

  • Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang 1
  • Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang 2
  • Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang 3
  • Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang 4
  • Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang 5
Chuyên dịch co cáu kinh té
Một nén kinh té tăng trướng' bén vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thó.
Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đầy sự chuyến dịch cơ cấu kinh tê' là vấn đê có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trinh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chuyển dịch cơ cáu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng : tăng tỉ trọng cua khu vực II (cõng nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.
I I Nông-lâm-ngư nghiệp	j Công nghiệp-xây dựng I Dich vu
Hìhh 20.1. Cơ cấu GDP phân theo khu vục kinh tế ở nuớc ta, giai đoạn 1990 - 2005 (%)
Quan sát hình 20.1, phân tích sự chuyển dịch co cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nuớc ta, giai đoạn 1990 - 2005.
Xu hướng chuyến dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện
nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ chuyến dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Trong nội bộ từng ngành, sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế cũng thế hiện khá rõ. ở khu vực Ị, xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tì trọng ngành thuỷ sán. Năm 1990, tỉ trọng ngành nông nghiệp là 83,4%, đến năm 2005 chỉ còn 71,5%. Cũng những năm đó, tỉ trọng ngành thuỷ sản tãng từ 8,7% lên 24,8%. Nếu xét riêng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) thì tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, còn tỉ trọng cúa ngành chăn nuôi tăng.
Bảng 20.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
(Đơn vị : %)
Năm
1990
1995
2000
2005
Ngành
Trổng trọt
79,3
78,1
78,2
73,5
Chăn nuôi
17,9
18,9
19,3
24,7
Dịch vụ nông nghiệp
2,8
3,0
2,5
1,8
Ỏ khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phầm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quà đáu tư. Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phám cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phầm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được vé giá cả, giám các loại sán phầm chất lượng thấp và trung bình không phù
- hợp với yêu cáu cùa thị trường trong nước và xuất khầu.
Khu vục III đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tâng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiêu loại hình dịch vụ mới ra đời như viến thông, tư vấn đáu tư, chuyến giao công nghệ,... đã góp phân không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tê' đẩt nước.
2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
Bảng 20.2. Co cấu GDP phân theo thành phần kinh tế (giá thục tế)
(Đơn vị : %)
Thành phần
1995
2000
2005
Kinh tế Nhà nuớc
40,2
38,5
38,4
Kinh tế ngoài Nhà nuớc
53,5
48,2
45,6
Trong đó :
- Kinh tế tập thể
10,1
8,6
6,8
- Kinh tê' tu nhân
7,4
7,3
8,9
- Kinh tế cá thể
36,0
32,3
29,9
Kinh tế có vốn đầu tu nuớc ngoài
6,3
13,3
16,0
Phân tích bảng 20.2. để thấy sụ chuyển dịch cơ cấu GDP giũa các thành phần kinh tế. Sụ chuyển dịch đó có ý nghĩa gi ?
Cơ cấu thành phán kinh tê' củng có những chuyển biến tích cục, phù hợp với đuờng lối phát triến kinh tẽ' nhiêu thành phần trong thời kì Đổi mới.
Kinh tê' Nhà nuớc tuy có giảm vé tỉ trọng nhung vản giũ vai trò chủ đạo trong nén kinh tế. Các ngành và lĩnh vục kinh tê' then chốt vần do Nhà nuớc quản lí.
Ti trọng của kinh tế tu nhân có xu huớng tăng. Đặc biệt, tù sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực kinh tế có vốn đâu tu nuớc ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tê' này trong giai đoạn mới của đất nước.
3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
ơ nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. ■
Việc phát huy thê mạnh của từng vùng nhàm đáy mạnh phát triển kinh tê' và tăng cường hội nhập với thê' giới đã dân tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tê' và phân hoá sản xuất giữa các vùng trong nước. Ví dụ : Đông Nam Bộ là vùng phát triến công nghiệp mạnh nhất, với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới 55,6% cả nước (năm 2005). Trong khi đó Đồng bàng sông Cửu Long là vùng trọng điếm sản xuất lương thực, thực phầm ; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 40,7% cả nước.
Trên phạm vi cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tê' trọng điém : Vùng kinh tê' trọng điếm phía Bác, Vùng kinh tê' trọng điểm miên Trung và Vùng kinh té' trọng điểm phía Nam.
Câu hỏi và bài tập
Điền các nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau :
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu
Xu huớng chuyển dịch
Ngành kinh tế
Thành phần kinh tế
Lãnh thổ kinh tế
Cho bảng số liệu sau :
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của nuớc ta (giá thực tế)
(Đơn vị : tỉ đồng)
Ngành JNăm
2000
2005
Nông nghiệp
129140,5
183342,4
Lâm nghiệp
7673,9
9496,2
Thuỷ sản
26498,9
63549,2
Tổng sô'
163313,3
256387,8
Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản qua các năm.
Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.