Bài số 53: Giới thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê nhà

  • Bài số 53: Giới thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê nhà trang 1
  • Bài số 53: Giới thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê nhà trang 2
  • Bài số 53: Giới thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê nhà trang 3
  • Bài số 53: Giới thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê nhà trang 4
  • Bài số 53: Giới thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê nhà trang 5
  • Bài số 53: Giới thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê nhà trang 6
  • Bài số 53: Giới thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê nhà trang 7
  • Bài số 53: Giới thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê nhà trang 8
  • Bài số 53: Giới thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê nhà trang 9
  • Bài số 53: Giới thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê nhà trang 10
  • Bài số 53: Giới thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê nhà trang 11
Bài sô 53
Giói thiệu và tả một cảnh đẹp của đất nước hoặc
của quê nhà.
Bài làm 1
Đường lên Sơn La
Đường lên Tây Bắc xa xôi, với bao núi đồi, bao dốc bao cua trập trùng hiểm trở. Từ thủ đô Hà Nội vượt đường quốc lộ 6, qua dốc Cun, Thung Khe đến Mộc Châu rồi Yên Châu, xe ô tô vượt qua đèo Chiềng Đông, du khách đến thị trấn Mai Sơn. Thiểu nữ Yên Châu duyên dáng trong chiếc khăn piêu đi nương, đi chợ thấp thoáng ẩn hiện giữa mùa hoa trạng nguyên nở đỏ rực hai bên đường.
Chỉ sau 7, 8 giờ đồng hồ, từ Hà Nội xe đã đến Sơn La, điều mà những năm trước đây nằm mơ cũng không bao giờ dám nghĩ tới.
Thị xã Sơn La thanh bình nằm gọn trong thung lũng, dưới chân đồi Khau Cả, với những nếp nhà sàn thấp thoáng, viền xung quanh như bảo vệ cho thành phố xinh đẹp, thơ mộng. Hãy đến thăm nhà tù Sơn La, ngắm nhìn cây đào Tô Hiệu, viếng đài liệt sĩ, đến thăm Trường dân tộc nội trú, đến thăm Bản Cọ, xã Chiềng An, quê hương của anh hùng Lò Văn Giá...
Trong tiết trời se lạnh, bên ngọn lửa trại bập bùng, du khách nắm tay nhau múa quanh điệu xoè, rập rờn theo tiếng khèn tiếng hát. Vị ngọt của rượu cần Thái Sơn La lâng lâng, ướp hồn người để ta mang về xuôi và nhớ mãi.
Quách Xuân Dũng, 5A
Trường Tiểu học Kim Bôi - Hoà Bình
Bài làm 2
Thác Đa hùng vĩ
Khu du lịch sinh thái Thác Đa nằm cách thủ đô Hà Nội 60 ki-lô-mét về phía tây. Nằm trong quần thể du lịch nổi tiếng Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Suối Mơ... thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Thác Đa đã và đang trở thành điểm du lịch cuối tuần vô cùng thú vị của không ít du khách trong nước và nước ngoài.
Với diện tích trải rộng gân 100 héc-ta, diêm du lịch sinh thái Thác Đa mang vẻ đẹp của núi rừng thiên nhiên hùng vĩ, còn khá nguyên sơ với các dấu ấn lịch sử, với những nét văn hoá truyền thống như những điệu xoè, điệu múa dân tộc Thái, dân tộc Mường. Nhà sàn là một trong những nét đẹp độc đáo của Thác Đa. Tại đây có những ngôi nhà sàn to đẹp, rộng hàng trăm mét vuông, là nơi nghỉ ngơi lí tưởng cho những đoàn khách đông người. Một khu thể thao trên núi mà chưa một khu du lịch nào có được cũng là điểm đặc sắc của Thác Đa. Du khách được leo núi, như được với mây trời, được tắm suối, được thả mình trong sân ten-nít, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... Nơi đây cũng có khu vật lí trị liệu, khu giải trí với các phòng ka-ra-ô-kê, những hồ câu dưới chân núi với bao con thuyền độc mộc thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mờ. Ngoài ra ở đây còn có khuôn viên tình yêu, Thác Mây, Thác Mông, Vườn Địa Đàng, Vách Thiên Sơn, cây đa nghìn tuổi... gợi nhớ bao huyền thoại, bao cổ tích như ru hồn người vào giấc mộng ảo huyền.
Thác Đa hùng vĩ, hoang sơ mà kì thú. Mời bạn đến chơi Thác Đa vào một ngày hè đẹp.
Trấn Phương Việt, 5C
Trường Tiểu học Phương Liên - Hà Nội
Bài làm 3
Dinh Cậu ở Phú Quốc
Đến Phú Quốc nhớ ghé thăm Dinh Cậu.
Dinh Cậu còn có tên là Miếu thờ Long Vương, một cảnh đẹp kì thú được tạo nên từ ghềnh đá và biển.
Do nằm trên mũi đá nên tại đây chỉ trồng được dương và cây xộp, có niên đại trên 100 năm. Đường lên Dinh Cậu là 29 bậc thang đá. Đứng trên Dinh Cậu, du khách được nghe gió biển thổi lồng lộng bên tai và có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát được cả chợ Dương Đông. Đẹp nhất là cảnh hoàng hôn xuống dần trên biển, một thế giới vàng óng bao la.
Khi màn đêm buông xuống, du khách sẽ đi thăm chợ đêm gần Dinh Cậu, nằm sát bờ biển. Chợ có trên 100 gian hàng, chủ yếu là hải sản, với nhiều món ăn dân dã nhưng rất khó quên. Có đủ các loại ốc biển, mực tươi rói, cua và tôm, bún riêu, canh chả cá thơm ngon đậm đà. Còn có nhiều gian hàng bán đồ trang sức làm từ sản phẩm biển, vô cùng xinh đẹp và độc đáo.
Lê Hải Triều, 5A
Trường Tiểu học l/õ Thị Sáu - Quy Nhơn
Bài làm 4
Rừng u Minh
u Minh là một vùng đất sình lầy, chằng chịt kênh rạch, rửng xanh điệp trùng bao la, trải rộng trên một diện tích gần 2.000 ki-lô-mét vuông.
Rừng u Minh tựa lưng vào miền Tây Nam Bộ, mặt hướng ra vịnh Thái Lan, trải dài từ sông ông Đốc phía nam (tỉnh Cà Mau) cho đến sông Cái Lớn (tỉnh Kiên Giang) phía bắc. Sông Trèm Trẹm và sông Cái Tàu chia u Minh thành hai phần xấp xỉ nhau, đó là u Minh Thượng ở phía bắc và u Minh Hạ ở phía nam.
Thiên nhiên ở u Minh vô cùng hoang sơ và hùng vĩ. Nhà văn Sơn Nam trong cuốn Văn minh miệt vườn đã viết: “U Minh có nghĩa là tối và sáng, u u minh minh, có lẽ ở đây cây cỏ quá dày và rậm rạp, nước ngập lênh láng, đất lại thấp nên thuở xưa còn gọi là Láng Biển, Láng u Minh”.
Có thể đến u Minh bằng đường thuỷ, hoặc đường bộ nhưng đường thuỷ thuận tiện hơn. Đi xuồng máy tới Cà Mau, theo sông Cái Tàu và sông Trèm Trẹm mà đi lên. Hoặc dùng tàu, thuyền từ Rạch Giá men theo bờ biển mà đi xuống.
Rừng ngập mặn ở Cà Mau là rừng đước. Còn rừng ở u Minh là rừng tràm. Cây tràm cao từ 10-20 mét; từ xa nhìn chỉ thấy một màu xanh vô tận của rừng tràm nối tiếp với màu xanh bao la của da trời. Cây tràm là thứ gỗ quý của rừng u Minh. Ngoài ra còn có cây móp và dây choai. Dây choai dẻo và bền không kém gì song mây, để bện đăng hoặc làm nguyên liệu cho hàng thủ công mĩ nghệ. Rễ móp rất nhẹ, dai, xốp, để làm phao lưới cá, làm nút chai.
Mùa hè đến, rừng tràm nở hoa trắng xoá, dâng hương ngào ngạt. Hàng ngàn, hàng vạn... đàn ong kéo về hút nhuỵ hoa, mật hoa. Những người “ăn ong” kéo nhau vào rừng tràm “gác kèo” cho ong làm tổ. Mồi tổ ong có thể cho vài lít mật; mỗi người “gác kèo” có thể lấy được hàng trăm lít mật ong sau mỗi mùa hoa. Mật ong rừng tràm u Minh có màu vàng óng, trong veo, để lâu không biến màu, biến chất, có hương vị ngát thơm ngọt ngào đặc biệt. Rừng tràm Ư Minh mỗi năm có thể cung cấp khoảng 50 - 60 tấn mật ong. Hoa tràm chứa 2% tinh dầu. Tinh dầu tràm màu vàng xanh trong suốt là một dược liệu quý hiếm.
Rừng u Minh là xứ sở của muỗi mòng và thú dữ. Heo rừng, khỉ, kì đà, rắn, trăn, cá sấu, cọp. Ca dao còn truyền lại:
“U Minh, Rạch Giá, thị quản sơn trường,
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua. ”
Kênh rạch u Minh nhiều tôm cá. Rừng u Minh là một sân chim khổng lồ với hàng trăm loài chim. Tiếng chim xào xạc trong vòm cây lá. Chiều chiều, từng đàn chim che rợp bầu trời. Trong màn đêm vẫn có một số loài chim gọi nhau đi ăn đêm. Tiếng chim gọi đàn, tiếng lá reo, tiếng sóng vỗ trên sông Cái Tàu, sông Trèm Trẹm, trên vịnh Thái Lan... lao xao, rì rầm suốt đêm ngày tạo nên khúc nhạc rừng u Minh đã mấy ngàn năm qua.
Đến thăm sân chim u Minh, du khách ngạc nhiên và vô cùng thú vị khi nhìn thấy những con ngỗng trời có đôi cánh đồ sộ hàng sải tay, nặng bảy, tám kí, đậu oằn cả những cành cây lớn, những con giang sen cao lêu nghêu, chàng bè cổ quái, mỏ to bằng cổ tay người lớn. Nhiều loài cò, điên điển, cồng cộc, le le, ó biển... quy tụ về đây thành đàn, đẻ trứng, sinh con, sinh cháu, làm cho họ hàng nhà chim ngày một đông đúc, đàn đàn lũ lũ không kể xiết.
Những vỉa than bùn dày từ 2 - 5 mét là kho vàng đen có trữ lượng hàng tỉ tấn mà rừng u Minh đã và đang làm giàu cho quê hương xứ sở.
Rừng u Minh là một vùng đất giàu có với bao tiềm năng kì diệu, u Minh hứa hẹn. u Minh đang vẫy tay đón chờ những bàn tay, khối óc và lòng dũng cảm của tuổi trẻ chúng ta.
Trương Hoà Bình, 5A
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương - Huế
Bài làm 5
Ngũ Hành Sơn
Phan Bội Châu từng ca ngợi văn vật Quảng Nam - Đà Nằng là do linh khí non sông chung đúc nên: “Tú dục Nam châu, linh chung Đà hải”. Đó là quê hương của Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh và biết bao anh hùng hào kiệt, mà thời đại nào cũng có, có rất nhiều.
Chỉ nói về thiên nhiên hùng vĩ cẩm tú, xứ Quảng có Sơn Trà, Hàn Giang, Ngũ Hành Sơn... Du khách xa gần ai có thể quên được sông Thu Bồn, phố cổ Hội An với bao chùa chiền, hang động phủ mờ huyền tích huyền thoại. Ca dao như vẫy chào, mời gọi:
“Quê em có dải sông Hàn,
Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà. ”
Đứng trên đèo Hải Vân là nhìn thấy Sơn Trà cao 693 mét, còn gọi là núi Tiên Sa, sớm chiều mây phủ; là nhìn thấy sông Hàn Giang uốn lượn như dải thắt lưng xanh của cô gái Hội An.
Đen Quảng Nam - Đà Nang nên đến tham quan Ngũ Hành Sơn mà dân gian gọi là hòn Non Nước. Cách Đà Nằng khoảng 8 ki-lô-mét về phía đông - nam, Ngũ Hành Sơn toạ lạc giữa một màu xanh bao la đất nước, biển trời, những nương dâu, ruộng lúa, bờ tre bốn mùa tươi tốt.
Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi: Kim, Mộc, Hoả, Thuỷ, Thổ. Thuỷ Sơn là ngọn núi cao nhất, đẹp nhất. Trong núi này có nhiều hang động và chùa chiền kì thú, ảo huyền: hang Vân Nguyệt, hang Thiên Long, động Linh Nha-, động Tàng Chơn... Du khách sẽ ngẩn ngơ tưởng như “Đào nguyên lạc lối” trước nghìn dáng trăm màu của những nhũ đá long lanh, trước những lối đi thật bất ngờ. Đến thăm động Vân Thông, còn gọi là Hang Trời, một động lộ thiên kì ảo, du khách xúc động tưởng như bước vào thế giới chín tầng mây xanh, mọi bụi trần được phủi sạch. Ngước nhìn lên có thể thấy những đám mây lơ lửng. Rời Vân Thông ta lần bước tới động Thiên Long (còn gọi là Hang Gió) vì bao giờ cũng có những luồng gió vù vù giữa hang sâu. Hãy đến thăm Động Huyền Không, có vòm cao, trên chớp đỉnh có năm lỗ trống gọi là Cửa Trời, vách đá có đủ khối hình, dân gian gọi là “Vú đá nàng tiên”, giọt nước rơi thánh thót, trong suốt và mát ngọt như sữa. Trong những hang động ấy, người Chàm, người Việt cổ xưa đã đặt lên bao bệ thờ, xây dựng nên bao chùa chiền để thờ cúng. Mỗi bệ đá, mỗi mái chùa như đang dẫn hồn người tới thăm thú vào miền cổ tích.
Chùa Tam Thai đặt trên một đám đất bàng ở ngay đầu núi. Khói trầm ở đây ngào ngạt và huyền ảo suốt đệm ngày. Khi anh em Ngô Đình Diệm điên cuồng “tố cộng diệt cộng”, lê máy chém khắp miền Nam, thì ở đây, chùa Tam Thai, Hang Gió, Cửa Trời... của Ngũ Hành Sơn vẫn là nơi đi, về của nhiều cán bộ trung kiên đất Quảng. Trong những tháng ngày đen tối máu chảy đầu rơi đó, những chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng, sống giữa hang sâu động vắng vẫn được nhân dân bí mật tiếp tế gạo, mì, trài bòn bon, nước mắm Nam Ô, thuốc lá cẩm Lệ... và thanh quế Trà Mi phòng lúc ốm đau. Có đến đây mới cảm thấy tình dân nghĩa Đảng làm nên một truyền thống cách mạng vẻ vang mà một câu tục ngữ đã nhắc đên: “Thứ nhất Củ Chi, thứ nhì Gò Nổi”.
Thăm Ngũ Hành Sơn nên leo tới Vọng Giang để được mở rộng tầm mắt ngắm toàn cảnh xứ Quảng, xanh xanh kia là vịnh Hàn, tàu thuyền san sát, xa tít xa mờ là Đại Lộc, Duy Xuyên, Hội An, là sông Thu Bồn, Núi Thành, vịnh Dung Quất... Nhất là khi ta vươn tới Vọng Hải đài mới cảm thấy vẻ đẹp tráng lệ của giang sơn cẩm tú.
Ngũ Hành Sơn có nhiều loại đá đủ màu sắc. Qua bàn tay của những nghệ nhân chạm khắc tài hoa, những tượng Phật, sư tử, voi, cá, chim, những đồ thờ bằng đá đủ sắc màu, to nhỏ... trở thành những món quà lưu niệm mĩ nghệ không thể bỏ qua.
Xứ Quảng là một miền quê “địa linh, nhân kiệt” rất đáng tự hào. Ngũ Hành Sơn là một nét đẹp của xứ Quảng -nơi “Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung”.
Hoàng Anh Tú, 5A
Trường Tiểu học Diễn Thịnh
Diễn Châu - Nghệ An
Bài làm 6
Làng tôi
Xe vẫn chạy bon bon. Qua cầu ông ó, tôi đã nhìn thấy làng tôi. Cây đa cổ thụ đứng trầm ngâm suy nghĩ, cao ngất giữa tầng xanh, rợp bóng ngôi chùa Và... Nhìn thấy màu xanh thẫm của luỹ tre làng, tự nhiên nước mắt tôi ứa ra...
Đã ba năm rồi, tôi .mới được trở lại thăm quê. Bà nội mất đã gần bốn năm. Sau ngày buồn đau đó, tôi theo bố mẹ ra thành phố sống và đi học.
Đường liên thôn nay đã được xi măng hoá, thẳng tắp. Dọc hai bên vệ đường, cây xanh, xà cừ, bạch đàn được trồng và chăm sóc vươn lên tươi tốt. Giếng Đá có hơn hai trăm năm, nước trong leo lẻo. Thuở nhỏ, tôi vẫn hay theo bà đi lấy nước giếng Đá về để ngâm giá đỗ. Bãi cỏ sau chùa Và, cỏ xanh mơn mởn. Năm, sáu con trâu, con nghé, vài ba con bò, con bê đang hiền lành gặm cỏ. Trên ngọn đa có biết bao nhiêu là chim. Đàn sáo sậu râm ran trò chuyện; tôi cứ nghĩ là chúng đang tranh cãi điều gì. Chùa Và có nhiều tượng Phật bằng gỗ, sơn son thiếp vàng. Tôi đã được theo bà nội đi lễ chùa vào dịp tháng bảy, ngày rằm “xá tội vong nhân”.
Làng tôi đồng ruộng bát ngát mênh mông. Mỗi cánh đồng có một cái tên rất hóm hỉnh: đồng Cháy, đồng Hun, đồng Ngút, đồng vằn, đồng Thống, đồng Dạ, đồng Thó... Đồng vằn, đồng Hun, đồng Dạ màu mỡ nhất, trồng toàn lúa tám thơm đặc sản. Chiều về, tôi thấy có nhiều đàn cò trắng muốt, đông đến hàng trăm, hàng ngàn con bay lượn trên nền trời xanh, trên đồng lúa biếc. Hình ảnh đáng yêu ấy, tôi không hề thấy nơi đô thị phồn hoa, ồn ào.
Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, nơi tôi học lớp Một, lớp Hai, lớp Ba ngày ấy, nay đã có nhiều đổi mới. Hai dãy nhà xây kiên cố gồm có 20 phòng, cao ráo, thoáng mát và khang trang. Tôi gặp lại cô Xuân, cô Lý, cô Huệ và nhiều thầy cô khác. Các cô vẫn xinh đẹp, tươi vui. Cô nào cũng hỏi han việc học hành của tôi, và nói: “Em chóng lớn quá!”.
Ngôi nhà cũ của ông bà vẫn như xưa. Gia đình cô tôi đã về đó ở để trông nom. Trong vườn cây cối vẫn xanh tươi. Nhìn cây cam, cây bưởi quả trĩu cành, tôi nhớ ông, nhớ bà quá! Tôi đứng dưới gốc cây mà khóc.
Làng tôi đã được ngói hoá. Nhiều gia đình có con em đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, Đài Loan... mà trở nên giàu có. Điện đã về làng. Bạn bè đi học đã có xe đạp.
Màu xanh của lúa, bóng cây đa cô thụ, tiêng chuông chùa Và ngân buông sớm sớm chiều chiều, gương mặt hiền lành thân thuộc của bà con, ngôi nhà cũ của ông bà... là hình bóng quê hương yêu dấu. Tôi mãi mãi lưu giữ trong lòng.
Trán Ngọc Thiện, 5A
Trường Tiểu học Trưng Vương - Hà Nội
Bài làm 7
Cánh đồng làng em
Tiếng chim ríu rít, líu lo báo hiệu một ngày mới bắt đầu. ông mặt trời từ từ nhô ra khỏi màn sương sớm. Khói bếp nhà ai là là bay trong gió. Đàn gà con liếp chiếp gọi nhau, tíu tít theo chân mẹ. Đường làng đã rộn ràng, tấp nập người qua lại. Tôi cùng mẹ ùa vào dòng người đang hối hả ra đồng.
Bầu trời xanh êm đềm, trong trẻo. Tôi vừa ríu rít chuyện trò với mẹ, vừa tung tăng chạy theo những cánh bướm đang chập chờn bay lượn. Chẳng mấy chốc cánh đồng đã hiện ra trước mắt tôi. Chà! Toàn là một màu vàng óng ả. Biển lúa mênh mông xa tít tận chân trời. Từ xa nhìn lại, cả cánh đồng như một tấm thảm vàng trải rộng. Thoang thoảng đâu đây mùi lúa chín. Hương lúa ngọt ngào, man mác quyện vào trong gió, phả vào mũi tôi. Bước qua chiếc cầu nhỏ nối giữa dòng kênh, đến gần, cánh đồng hiện ra rõ hơn. Những ruộng lúa vàng mượt mà, óng ả như những dải lụa mềm thướt tha. Những cây lúa bông sai trĩu hạt. Những hạt lúa tròn căng đang đung đưa trước gió. Trời cao xanh vời vợi, mấy đám mây trang bồng bềnh trôi. Ông mặt trời rạng rỡ toả ánh sáng làm lấp lánh những giọt sương long lanh còn đọng trên kẽ lá, vương trên những ngọn cỏ xanh rờn. Hương lúa nếp chín thơm ngào ngạt lan toả khắp cánh đồng. Tiếng sáo diều ngân nga, vi vu, nghe thật vui tai, làm bừng lên không khí rộn ràng, êm ả nơi làng quê. Những cánh diều chao lượn trên không như vờn vào mây trắng, như đua cùng chị gió, cùng những cánh chim đang tung cánh giữa trời xanh. Xa xa, thấp thoáng những chiếc nón trắng nhấp nhô giữa mênh mông biển lúa như những chiếc nấm xinh xinh mọc lên giữa cánh đồng. Tôi sung sướng, say sưa và mải mê ngắm nhìn. Dòng kênh cuồn cuộn chảy, mấy chú cá tung tăng bơi lội, quẫy mạnh làm tung bọt nước trắng xoá. Mặt trời đã lên cao, ánh nắng rực rỡ chói chang tràn xuống cánh đồng. Trên con đường mịn màng thơm mùi lúa chín, mấy em bé tung tăng dắt trâu về chuồng. Những chú trâu thong thả bước từng bước nặng nê, còn mấy chú nghé bụng đã căng tròn quấn quýt chạy theo chân mẹ. Các bác nông dân vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ.
Cả cánh đồng mênh mông bát ngát với những ruộng lúa vàng trĩu bông, những hạt iúa tròn căng hứa hẹn một cuộc sống ấm no và hạnh phúc, nhà nhà đầy ắp tiếng cười, “đầy sân thóc vàng”...
Tôi theo mẹ ra về mà lòng tràn đầy vui sướng. Vui vì xóm làng, quê hương thân yêu của tôi không còn đói nghèo như trước nữa mà sẽ ấm no, yên vui và hạnh phúc. Các bạn nhỏ như tôi sẽ được cắp sách đến trường trên con đường làng thơm mùi lúa chín, về đến nhà mà mùi hương dịu ngọt ấy vẫn còn quyện mãi trong tôi.
Vũ Thị Nhung, 5B
Tiên Lãng - Hải Phòng
Bài làm 8
Mảnh vườn xanh của gia đình em
Nhà bố mẹ tôi ở ngoại ô thị xã. Ngôi nhà bằng gỗ năm gian, lợp ngói, tường xây và mảnh vườn khoảng 60 mét vuông là tài sản của ông bà nội để lại cho con cháu. Nhiều vật dụng trong gia đình, mọt số cây cối ngoài vườn vẫn còn lưu giữ bao kỉ niệm sâu sắc của ông bà nội.
Từ ngày bố mẹ về hưu, mảnh vườn xưa như được hồi sinh, bốn mùa xanh tốt. Sáng chủ nhật nào tôi cũng ra vườn giúp bố mẹ tưới rau, nhặt cỏ.
Sáng nay, buổi sáng đầu tháng ba, một buổi sáng mùa xuân tuyệt đẹp. Trời hửng nắng sau những ngày mưa bụi. Bầu trời mỗi lúc một ủng hồng lên. Không biết chim từ đâu bay ra nhiều thế? Trên cây mít, cây bưởi, vợ chồng chim chích choè “chẽo chẹt” râm ran. Tôi đi vòng quanh cây cam, cây chanh, xúc động tưởng như ông nội đang tỉa cành, bắt sâu đâu đó. Hoa cam, hoa chanh nở trắng phau; nụ chanh như những chuỗi bạch ngọc bé xinh treo đầy cành. Hương chanh, hương cam nồng nàn. Mười năm về trước, ông nội đã trồng cây cam, cây chanh này, để lại hoa thơm, trái ngọt cho con cháu. Nước mắt tôi ứa ra.
Chạy dọc theo bờ tường, bố trồng một số cây cảnh. Đây là khóm thạch lựu, lá xanh biếc, óng ánh như dát ngọc. Hoa lựu đỏ chói như những chiếc đèn lồng xinh xinh đang lập loè đung đưa. Kia là cây nguyệt quế hoa nở trắng cành, dâng hương ngào ngạt. Góc vườn phía xa là hai cây hướng dương, mùa hè mới nở hoa, hoa to bằng cái đĩa lớn, sắc vàng tươi.
Mặt trời mỗi lúc một lên cao. Vườn đầy nắng. Gió lao xao. Cây lá như reo lên. Một đàn chim sâu bay đến tìm mồi. Chúng hót ríu rít, chuyền từ ngọn cam qua cành khế. Có biết bao nhiêu là ong, ong vàng, ong ruồi... bay vù vù. Chúng xoè cánh, đu mình vào các chùm hoa chanh, hoa bưởi, hoa cam, hoa khế, say sưa hút mật và hút nhuỵ hoa.
Nghe mẹ gọi, tôi mang rổ đến, đi dọc theo những luống rau. Cải thìa, cải bẹ, xà lách, su hào, hành, hẹ... xanh mon mởn. Toàn là rau sạch, rau tươi ngon; một phần để gia đình dùng, một phần mẹ đem ra chợ bán. Những con chuồn chuồn ớt, cánh mỏng, óng a óng ánh, những chú kỉm kìm kim, cặp mắt lồi to, cái đuôi nhỏ như cái tăm màu hồng, vừa đậu, vừa nhún nhảy như đang nhảy dây trên những chiếc lá hẹ uốn cong xanh biếc. Cải bẹ giống đã ra ngồng và trổ hoa. Hoa cải tìmg chùm vàng tươi, vàng óng. Lũ bướm vờn quanh. Tôi nghĩ lan man: “Sao lũ bướm hiền lành và dịu dàng thế?”.
Cuối vườn là cái ao nhỏ, rộng 8 mét vuông, sâu độ 1 mét, có tường xây bao quanh. Có ba tấm xi măng đúc làm cầu ao. Nước ao trong vắt, soi rõ bóng mây trời. Sóng gợn lăn tăn, làm cho ánh xuân cứ tan ra rồi tụ lại rất đẹp. Tôi vẫn ra ngồi bên bờ ao học bài hay đọc sách và ngắm trăng.
Tôi cứ tha thẩn dạo khắp vườn. Màu xanh của cây lá, rau cỏ. Hương sắc của các loài hoa. Tiếng hót của đàn chim. Tiếng gió reo, nắng reo. Đi giữa vườn xuân, lòng tôi thanh thản, tâm hồn nhẹ tênh tênh. Tôi thấy yêu mảnh vườn của ông bà, bố mẹ hơn bao giờ hết. Mùa khế ngọt năm nay, tôi lại mời cái Huệ, cái Hằng, cái Hường... đến chơi và cùng nhau ăn khế.
Nguyên Thị Duyên, 5A Đông Sơn - Thanh Hoá
Bài làm 9
Cù Lao Chàm
Cách bờ biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) độ 15 ki-lô-mét, Cù Lao Chàm là quần đảo gồm có 8 đảo, mỗi đảo mang một cái tên hết sức mộc mạc, dân dã: Hòn Lao, Hòn Dải, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông.
Hiện nay (2008) có khoảng trên ba nghìn người đang làm ăn, sinh sống trên Cù Lao Chàm.
Cù Lao Chàm còn là một điểm du lịch kì thú. Từ phố cổ Hội An, theo sông Thu Bồn xuôi về Cửa Đại, bạn sẽ nhìn thấy Cù Lao Chàm hiện ra trên mặt biển mênh mông; đảo xa, đảo gần lung linh giữa màu xanh huyền ảo.
Hầu như đảo nào cũng có nhiều bãi tắm, nước trong xanh, cát vàng tươi, du khách tha hồ bơi lặn, vẫy vùng. Trên Cù Lao Chàm có rất nhiều di tích văn hoá, lịch sử như chùa Hải Tạng, Giếng Làng, Lăng Ông, Miếu Bà, Miếu Tổ nghề yến, Hang Bà, Hang Tò Vò, Hòn Bao Gạo, Suối Tình, Suối Mơ... Mỗi cảnh quan là một nét đẹp thiên nhiên hữu tình với bao huyền tích huyền thoại, nghe kể mãi mà không biết chán.
Những hôm đẹp trời, lúc mờ sáng hay chiều tà, biển xanh, trời xanh bao la, du khách được sống những giờ phút vô cùng thú vị khi được ngắm nhìn hàng vạn con chim yến như những chiếc thoi ngọc xinh xinh đang dệt biển. Con chim hiền lành và đáng yêu đã và đang đem lại sự giàu có và thanh bình yên vui cho Cù Lao Chàm thân thương.
Trương Thị Ngọc Sương, 5B
Điện Bàn - Quảng Nam