Giải toán 6 Bài 3. Số đo góc

  • Bài 3. Số đo góc trang 1
  • Bài 3. Số đo góc trang 2
  • Bài 3. Số đo góc trang 3
  • Bài 3. Số đo góc trang 4
§3. SỐ ĐO GÓC
Tóm tắt kiến thức
Đo góc
■ a) Dụng cụ đo: Thước đo góc:
Cách đo góc xOy
Bước 1: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh o của góc, một cạnh của góc đi qua vạch 0°.
Bước 2: Xem cạnh thứ hai của góc đi qua vạch nào của thước. Giả sử đó là vạch 105° ta viết xOy = 105° .
Nhận xét: Mỗi góc có một sô đo dương. Sô đo của góc bẹt là 180°. số đo của mỗi góc không vượt quá 180°.
So sánh hai góc
Nếu hai góc A và B có số đo bằng nhau thì hai góc đó bằng nhau. Ta viết  = B .
Nếu số đo góc A nhỏ hơn số đo góc B thì góc A nhỏ hơn góc B. Ta viết A < B.
Ỷ •
Góc vuông, góc nhọn, góc tù
Góc có sô đo bằng 90° là góc vuông.
Góc có số đo nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.
Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.
Ví dụ giải toán
Ví dụ. Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc (gốc trùng với tâm quay của hai kim). Tại mỗi thời điểm hai kim tạo thành một góc.
So sánh số đo của hai góc lúc 4 giờ và 8 giờ.
So sánh số đo của hai góc lúc 7 giờ và 9 giờ. Giải, a) Lúc 4 giờ số đo góc tạo thành là 120°.
Lúc 8 giờ số đo góc tạo thành là 120°.
Do vậy số đó góc tạo thành của hai kim lúc 4 giờ và 8 giờ là bằng nhau.
b) Lúc 7 giờ số đo góc tạo thành là 150°.
Lúc 9 giờ số đo góc tạo thành là 90°.
Nhộn xét: Khi tính số đo góc tạo thành của hai kim đồng hồ, ta tính mỗi giờ kim giờ đồng hồ quay được một góc 30°. Lưu ý rằng khi tính số đo góc tạo thành của hai kim đồng hồ lúc 7 giờ, 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 11 giờ ta không được lấy số giờ nhân với 30°.
c. Hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa
Bài 11. xÔy = 50°; xÕz = 100°; ^Ot = 130°.
Bài 12. BAC = ABC = ACB = 60° .
Bài 13. ILK = 45°; IKL = 45°; LIK=90°.
Bài 14. Góc vuông: góc 1, góc 5.	Góc nhọn: góc 3, góc 6.
Góc tù: góc 4.	Góc bẹt : góc 2.
Kết L/Iiíi do:
1=5 = 90°;	3 = 70°;	6 = 30°;	4 = 135°;	2 = 180°.
Bài 15. Vào lúc 6 giờ đúng, kim giờ và kim phút thắng hàng với nhau, chúng tạo thành góc 180°.
Do 180° : 6 = 30° nên mỗi giờ kim đồng hồ quay được một góc 30°. Góc giữa hai kim:
Lúc 2 giờ là 30° . 2 = 60°;	Lúc 3 giờ là 30° . 3 = 90°;
Lúc 5 giờ là 30° .5=150°;	Lúc 6 giờ là 30° .6=180°;
Lúc 10 giờ là 30°. 2 = 60°.
Bjài 16. Số đo của góc cần tìm: 0°.
Bài 17. Thước đo góc này sai.
D. Bài tập luyện thêm
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
Nếu hai góc có số đo bằng nhau thì hai góc đó bằng nhau.
Nếu hai góc có số đo bằng nhau thì hai góc đó trùng nhau.
Nếu một góc là góc vuông thì số đo góc ấy bằng 90°.
Nếu xOy > mAn thì số đo góc xOy lớn hơn số đo góc mAn.
Cho hình vẽ:
Các tia Oy, Oz, Ot, Ou, Ov, Ox theo thứ tự ứng với các số 0, 45, 60, 90, 110, 180 trên thước đo góc.
Tính các góc tạo bởi tia Oy với mỗi tia còn lại.
So sánh các góc trên và biểu thị bằng kí hiệu lớn hơn, bé hơn.
Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc. Hãy so sánh góc tạo thành với 90° trong trường họp:
3 giờ;	b) 6 giỡ 15 phút;
9 giờ;	d) 11 giờ 45 phút.
Hướng dẫn — Lời giải - Đáp sô'
a) Đúng;	b) Sai;	c) Đúng; d) Đúng.
a) ýÔz = 45°; yOt = 60°; yõu = 90°; yôv = 110°; yÔx = 180°.
yOz < yõt < yOu < yOv < yOx.
a) Góc tạo thành của hai kim lúc 3 giờ là 90°.
Góc tạo thành của hai kim lúc 6 giờ 15 phút lớn hơn 90°.
Góc tạo thành của hai kim lúc 9 giờ bằng 90°.
Góc tạo thành của hai kim lúc 11 giờ 45 phút nhỏ hơn 90°.