SGK Hóa Học 10 - Bài 37. Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hóa học

  • Bài 37. Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hóa học trang 1
I	BÀI THỰC HÀNH SÓ 6
^37	Tốc Độ phản ứng HOÁ học
Cúng cố các kiến thức về các yếu tố ánh hướng đến tốc độ phán ứng.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận.
- NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Chuẩn bị hai ống nghiệm như sau :
Ống thứ nhất chứa 3 ml dung dịch HC1 nồng độ khoảng 18%.
Ông thứ hai chứa 3 ml dung dịch HC1 nồng độ khoảng 6%.
Cho đồng thời vào mỗi ống một hạt kẽm có kích thước giống nhau.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm và rút ra kết luận.
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
Chuẩn bị hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 3 ml dung dịch H-,SO4 nồng độ
khoảng 15%. Đun dung dịch trong một ống đến gần sôi. Cho đồng thời vào mỗi ống một hạt Zn có kích thước giống nhau. Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm và rút ra kết luận. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
Chuẩn bị hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 3 ml dung dịch H9SO4 nồng độ khoảng
15%, sau đó chuẩn bị hai mẫu Zn có khối lượng bằng nhau. Một mẫu có kích thước hạt nhỏ hơn mẫu còn lại. Cho đồng thời hai mấu kẽm đó vào hai ống nghiệm đựng H-ịSO4 ở trên. Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm và rút ra kết luận. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
- VIẾT TƯỜNG TRÌNH