SGK Hóa Học 10 - Bài đọc thêm: Mưa axit

  • Bài đọc thêm: Mưa axit trang 1
Bài đọc thêm MƯA AXIT
H2O-»axitnitric(HNO3)
»2 + HjO ■* axit sunfuriciHjSO,,
Khí thái công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2 ... Các khí này tác dụng với khí O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunturic H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O -> 2H2SO4
2NO + o2	-> 2NO2
4NO2 + o2 + 2H2O -> 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit.
Hiện nay, mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá huỷ các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này có thành phần chính là CaCO3). Những vật liệu có chứa CaCO3 bị thủng lỗ chỗ và yếu đi về mặt cơ học do CaCO3 tan trong nước mưa có các axit trên.
CaCO3 + H2SO4 -> CaSO4 + CO2t + H2O
CaCO3 + 2HNO3 -> Ca(NO3)2 + CO2t + H2O
Những bức tượng vô giá bằng đá ở l-ta-li-a và Hi Lạp, đền thờ Ta Ma-Han (Taj Mahal) ở Ấn Độ bị phá huỷ một phần do mưa axit.	• .
Năm 1958, ở châu Âu nước mưa có pH(1)= 5, nhưng năm 1962 giảm xuống 4,5 tại Hà Lan. Năm 1966, ỚThuỵ Điển, mưa axit có pH = 4,5 đã phá huỷ cây cối, làm đình trệ sự phát triển rừng. Năm 1979, cũng tại Thuỵ Điển có đến 20 000 hồ có hệ sinh thái nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm chết rất nhiều cá. Axit H2SO4 và muối của kim loại cađimi (Cd), chì (Pb) được tích tụ trong tuyết mùa đông, khi tuyết tan, nước bị ô nhiễm đố vào sông, hồ giết chết cá và cả trứng cá.
Nguyên nhân gây ra mưa axit: H2SO4 đóng vai trò chính,'HNO3 đóng vai trò thứ hai.
(b Dựa vào pH, người ta xác định được môi trường (axit, bazơ, trung tính) của dung dịch. pH càng nhỏ, nồng độ axit càng lớn và ngược lại pH càng lớn, nồng độ axit càng nhỏ.