SGK Địa Lí 8 - Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam

  • Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam trang 1
  • Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam trang 2
  • Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam trang 3
'í-'
Bài 37 : ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIẾT NAM
If
ill ■ ' T 4'
. ...	
Sinh vậ’t là thành phần chỉ thị của môi trường địa lí tự nhiên và gắn bó với môi trường ấy tạo thành hệ sinh thái thống nhất. Việt Nam là xứ sở của rừng và của muôn loài sinh vật đến tụ hội, sinh sống, phát triển qua hàng triệu năm trước.
ĐẶC ĐIẾM CHUNG
Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng vé thành phân loài, sự đa dạng vé gen di truyền, sự đa dạng vé kiếu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng vé công dụng cua các sản phám sinh học.
Trên đất nước ta, những điéu kiện sống cần và đủ cho sinh vạt khá thuận lợi. Hoàn cảnh đó đả tạo nên trẽn đất liền một đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biến Đỏng một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biến ven bờ) bị tàn phá, biến đói và suy giám vé chất lượng và số lượng.
Sự GIÀU CÓ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI SINH VẬT
Nước ta có tới 14 600 loài thực vật, 11 200 loài và phàn loài động vật. Trong đó có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào "Sách đỏ Việt Nam".
Dựa vào vốn hiểu biết cùa mình, em hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phẩn loài cùa sinh vật nước ta và cho ví dụ.
Sự ĐA DẠNG VÉ HỆ SINH THÁI
Việt Nam có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố kháp mọi miền.
Vùng đất triéu bài cùa sông, ven biến nước ta phát triến hệ sinh thái rừng ngập mặn, rộng hơn ba trăm nghìn hecta, chạy suốt chiều dài bờ biến và ven các hái đáo. Sống trong môi trường ngập mặn, đất bùn lóng ‘và sóng to gió lớn là tập đoàn cây sú, vẹt, đước..., cùng với hàng trăm loài cua, cá, tôm,... và chim thú.
Vùng đổi núi nước ta chiêm 3/4 diện tích lãnh thố đất liên, là nơi phát sinh, phát triến các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biên thế như rừng kin thường xanh ờ Cúc Phương, Ba Bẽ ; rừng thưa rụng lá (rừng khộp) ơ Tây Nguyên ; rừng tre nứa ở Việt Bác ; rưng ôn đới núi cao vùng Hoàng Liên Sơn.
Các khu bào tồn thiên nhiên và vườn quốc gia
Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ngày càng thu hẹp
và thay bằng những hệ sinh thái thứ sinh hoặc trảng cỏ, cây bụi. Do vậy, một số khu rùng nguyên sinh đả đuợc chuyến thành các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia (VQG) đế bảo vệ, phục hổi và phát trién tài nguyên sinh học tự nhiên của nuớc ta.
Em hãy nêu tên một số VQG cùa nước ta.
Các VQG có giá trị như thê'nào ? Cho ví dụ.
Các hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp do con nguời tạo ra và
duy trì đế lấy luong thục, thục phám và các sản phẩm cần thiết khác cho đời sống của mình.
Em hãy kề một số cây trồng, vật nuôi ờ địa phương em.
Các hệ sinh thái nông - lâm nghiệp nhu đông ruộng, vuờn làng, ao hồ thuỷ sản hoặc rừng trồng cây lấy gỗ, rừng trồng cày công nghiệp (cao su, cà phê, chè,...) ngày càng mơ rộng, lấn át các hệ sinh thái tụ nhiên.
Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau ?
Đất nước ta có hàng chục nghìn loài sinh vật sống và phân bố trên mọi môi trường địa lí tạo nên các hệ sinh thái khác nhau.
Đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất liền với nhiều kiểu hệ sinh thái rừng khác nhau, điển hình là rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng ôn đới núi cao, rừng ngập mặn ven biển và các hệ sinh thái thứ sinh do tác động của con người.
Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Nêu đặc điếm chung của sinh vật Việt Nam.
Nêu tên và sự phân bố các kiéu hệ sinh thái rừng ờ nước ta.
Vẽ lại bán đó hành chinh Việt Nam (hình 23.2, trang 82) và đién lên đó tên các VQG sau đây vào đúng địa bàn các tỉnh, thành phố có các VQG đó : Ba Bé (Bác Kạn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), Cát Bà (Hài Phòng), Cúc Phưong (Ninh Binh), Bến En (Thanh Hoá), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Yok Đôn (Đắk Lák), Nam Cát Tiên (Đóng Nai), Tràm Chim (Đóng Tháp), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Sưu tầm tranh ảnh vế các VQG Việt Nam.
BÀI ĐỌC THÊM	
CÚC PHƯƠNG, VƯỜN QUỐC GIA ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM
VQG Cúc Phương có diện tích 22000 ha, nàm trên địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá. Nơi đây có một quân hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Đến năm 2000 đã phát hiện và giám định được tên khoa học của 1983 loài thực vật bậc cao. Vườn có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây thực phẳm, 97 loài thú, 300 loài chim, 36 loài bò sát, 17 loài lường cư, 11 loài cá.
Vườn có 37 loài thực vật và 36 loài động vật nàm trong Sách đo động vật và thực vật của Việt Nam. VQG Cúc Phương còn là một di sản văn hoá cua dân tộc ta.
VQG Cúc Phương, cùng với các VQG khác đã trơ thành những trung tám du lịch sinh thái và cơ sở nghiên cứu sinh học nhiệt đới nói tiếng cua Việt Nam và thế giới.
Hình 37.2. Voọc quần đùi trắng
Hình 37.3. Cây chò ngàn năm
Hình 37.4. cầy vằn
Hình 37.5. Cây phát triền trên núi đá vôi