SGK Địa Lí 8 - Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

  • Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam trang 1
  • Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam trang 2
  • Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam trang 3
Bài 38 : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú, đa dạng nhưng không phải là vô tận. Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã ở Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng, trước hết là
ỂSiỄúSiiii
tài nguyên rừng.
1. GIA TRỊ CỦA TÀI NGUYÊN SINH VẬT
Sinh vật nước ta là một nguồn tài nguyên to lớn, có khả năng phục hổi và phát triển, có giá trị vé nhiéu mặt đối với đời sống chúng ta. Từ đôi đũa tre xinh xán đến hàng cột lim vững chác bén ngang sát thép nơi đình làng cổ kinh, đều là sản phẩm của rừng. Bảng thống kê sau đây cho ta thấy phán nào những giá trị to lớn đó của thực vật nước ta.
Bàng 38.1. Một sô tài nguyên thực vật Việt Nam
(Theo giá trị sử dụng)
Giá trị sử dụng
Một sở loài cây điến hình
1. Nhóm cây cho gỗ bến đẹp và rán chác
Đinh, lim, sến, táu, lát hoa, cầm lai, gụ...
2. Nhóm cây cho tinh dáu, nhựa, ta-nanh và chất nhuộm
Hồi, màng tang, hoàng đàn, sơn, thông, dầu, trám, củ nâu, dành dành...
3. Nhóm cây thuốc
Tam thất, xuyên khung, ngủ gia bì, nhân trần, ngải cứu, quế, hôi, thảo quả...
4. Nhóm cây thực phám
Nấm hương, mộc nhi, măng, trám, hạt dé, củ mài...
5. Nhóm cây làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp
Song, mây, tre, trúc, nứa, giang...
6. Nhóm cây cảnh và hoa
Si, sanh, đào, vạn tuế..., các loại hoa : hồng, cúc, phong lan...
Giá trị kinh tế của các loài động vật củng rất lớn. Động vật cho ta nhiéu sản phẩm đế làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
Em hãy nêu một sô' sàn phẩm lấy từ động vật rừng và từ biến mà em biết.
2. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RÙNG
Ngày nay rừng nguyên sinh ờ Việt Nam còn rất ít, phó biến là kiếu rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảng cỏ khô càn. Có tới mười triệu ha đất trống đôi trọc do bị mất rừng. Tỉ lệ che phủ của rừng rất thấp, hiện nay chi đạt 35-38% diện tích đất tự nhiên. Chất luợng rừng giám sút. Những loài cây to, gỗ tốt như đinh, lim, sến, táu, lát hoa, sao, trác, mun, gụ, giáng hưong... đã cạn kiệt.
Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giám tài nguyên rừng nước ta.
Nhà nước ta đã ban hành nhiéu chính sách và luật đế bảo vệ và phát triến tài nguyên rừng. Phấn đấu nâng độ che phủ rừng lẽn 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐỘNG VẬT
Song song với việc phá rừng con người đã huý diệt nhiéu loài động vật hoang dã và làm mất đi nhiều nguồn gen động vật quý hiếm. Có đến 365 loài động vật cần được báo vệ khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng.
Không chỉ trên đất liền mà nguồn lợi hải sản củng giảm sút đáng lo ngại do việc đánh bát gán bờ và bàng những phương tiện có tính huy diệt (thuốc nó, hoa chất độc, điện...).
Hình 38.1. Đàn sếu đầu đỏ tại VQG Tràm Chim (Đồng Tháp)
Hình 38.2. Sao la, động vật quý hiếm, được phát hiện tại Vũ Quang (Hà Tỉnh)
Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú nhưng không phải là vô tận.
Không phá rừng, bắn giết chim thú... là góp phần bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật làm cho đất nước ta’mãi mãi xanh tưoi và phát triển bền vững.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Chứng minh ràng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn vé các mặt sau đây :
Phát triến kinh tế - xã hội, nâng cao đời sõng.
Bào vệ môi trường sinh thái.
Những nguyên nhân nào sau đây làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta :
Chiến tranh huỷ diệt.
Khai thác quá mức phục hồi.
Đốt rừng làm nương rảy.
Quản li bảo vệ kém.
Cả bốn nguyên nhân trên.
Cho bảng số liệu vé diện tích rừng ở Việt Nam, qua một số năm, hãy :
Tính tì lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liến (làm tròn là 33 triệu ha)
Vẽ biếu đó theo ti lệ đó.
Nhận xét vê XU hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
Diện tích rừng Việt Nam (đơn vị triệu ha)
Hình 38.3. Rùng bị chặt phá làm nương rẫy
Hình 38.4. Voọc mũi hếch