SGK Sinh Học 8 - Bài 28. Phương pháp nghiên cứu di truyền người

  • Bài 28. Phương pháp nghiên cứu di truyền người trang 1
  • Bài 28. Phương pháp nghiên cứu di truyền người trang 2
  • Bài 28. Phương pháp nghiên cứu di truyền người trang 3
  • Bài 28. Phương pháp nghiên cứu di truyền người trang 4
TRUYỀN HỌC NGUOI
Bài 28. PHƯONG PHÁP NGHỊÊN cứu DI TRUYÉN NGƯỜI
Cũng như ở động vật, ở người có hiện tượng con cái giông nhau, giống bô mẹ và đồng thời cũng có những chi tiết khác nhau và khác với bố mẹ. Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp 2 khó khăn chính :
Người sinh sản muộn và đẻ ít con.
Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.
Vì vậy, người ta đã đưa ra một sô phương pháp nghiên cứu thích hợp, thông dụng và đơn giản hơn cả là phương pháp nghiên cứu phả hệ và trẻ đồng sinh.
I - Nghiên cứu phả hệ
Phả là sự ghi chép, hệ là các thê hệ, phả hệ là bản ghi chép các thế hệ.
Để. dễ theo dõi sự di truyền một sô tính trạng qua các thê hệ, người ta dùng các kí hiệu : □ chỉ nam ; o chỉ nữ.
Hai màu khác nhau của cùng một kí hiệu biểu thị 2 trạng thái đối lập nhau của cùng một tính trạng. Chẳng hạn, □ - Nam tóc thẳng, - Nam tóc quăn, o - Nữ tóc thẳng, • - Nữ tóc quăn. Các kí hiệu : Q|-0,	, O-Ị-B, biểu thị kết hôn hay cặp
vợ chồng.
Ví dụ 1 : Khi theo dõi sự di truyền tính trạng màu mắt (nâu : • hoặc ■ và đen : • hoặc ■) qua 3 đời của hai gia đình khác nhau, người ta lập được hai sơ đồ phả hệ như sau :
Hình 28.1. Sơ đổ phả hệ cùa hai gia đình a (có bà ngoại mắt nâu) và b (có ông nội mắt nâu)
Quan sát hình 28.1a, b và cho biết :
Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội ?
Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan tới giới tính hay không ? Tại sao ?
Ví dụ 2 : Bệnh máu khó đông do một gen quy định. Người vợ không mắc bệnh (O) lấy chồng không mắc bệnh (□), sinh ra con mắc bệnh chỉ là con trai (■).
Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của trường hợp trên và trả lời các câu hỏi sau :
Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định ?
Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan với giới tính hay không ? Tại sao ? II - Nghiên cứu trẻ đồng sinh
Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh.
Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng
Trẻ đồng sinh (hình 28.3) hay gặp nhất là trẻ sinh đôi, có 2 trường hợp : sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
Hình 28.2. Sơ đổ sự hình thành trẻ đồng sinh a) Sinh đôi cùng trúng; b) Sinh đôi khác trứng
- Hãy trả lời các câu hỏi sau :
+ Sơ đồ 28.2a giống và khác sơ 28.2b ở điểm nào ? .
+ Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ ?
+ Đồng sinh khác trứng là gì ? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không ? Tại sao ?
+ Đồng sinh cùng trứng và khác tì-ứng khác nhau cơ bản ở điểm nào ?
Hình 28.3. Hai em bé đồng sinh
Ý nghĩa của nghiên cứu ưẻ đồng sinh
Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp người ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng sô lượng và tính trạng chất lượng.
Giống như ở động vật và thực vật, con người cũng có những tính trạng rất ít hoặc hầu như không chịu ảnh hưởng của môi trường. Ngược lại, có những tính trạng chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường nên rất dễ bị biến đổi.
Theo dõi sụ di truyền của một tính trạng nhát định trên nhũng ngườỉ thuộc cùng một dòng họ qua nhỉều thế hệ, nguời ta có thể xác định đuợc đặc đỉềm di truyền (trội, lặn, do một hay nhiêu gen quy định).
Nghiên cứu trẻ đồng sỉnh cùng trứng có thề xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chù yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiêu của môi trường tự nhiên và xã hộỉ.
ợ âu hói và bài tập
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó đê nghiên cứu sự di tiuyền một sô tính trạng ờ người ? Hãy cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên.
Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bân ở những điểm nào ? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người ? Hãy tìm một ví dụ về trẻ đồng sinh ở địa phương em.
m CÓ biét *
Ở người, các tính trạng : da đen, mắt nâu, môi dày, răng vẩu, lông mi dài, mũi cong là các tính trạng trội ; da trắng, mắt đen, môi mỏng, răng đều, lông mi ngắn, mũi thẳng là các tính trạng lặn.
Trường hợp hai anh em trai sinh đôi Phú và Cường là một ví dụ về ảnh hưởng khác nhau của môi trương đôi với tính trạng sô lượng và tính trạng chất lượng. Bô và mẹ của hai em đều là bộ đội, hi sinh năm 1975, lúc hai em mới được 2 tháng tuổi. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, một người bạn chiến đấu của bô đã đón em Phú về nuôi dạy tại thành phô Hồ Chí Minh. Phú đã tốt nghiệp trường Đại học Thể dục thê thao, hiện là huân luyện viên điền kinh. Cường được người bạn chiến đấu cúa mẹ đón về nuôi dạy ở Hà Nội. Cường đã tốt nghiệp trường Đại học Tài chính, nay là kế toán trưởng ở một công ti. Hai anh em giống nhau như hai giọt nước, đều có mái tóc đen và hơi quăn, mũi dọc dừa, mắt đen. Họ khác nhau ở ba điểm rất rõ rệt: Phú có nước da rám nắng, cao hơn khoảng 10 cm và nói giọng miền Nam, còn Cường có da trắng, nói giọng miền Bắc.