SGK Sinh Học 8 - Bài 8. Nhiễm sắc thể

  • Bài 8. Nhiễm sắc thể trang 1
  • Bài 8. Nhiễm sắc thể trang 2
  • Bài 8. Nhiễm sắc thể trang 3
ChươNgỊỊ ; NHIỄM SẮC THỂ
Bài 8.	NHIỄM SẮC THỂ
I - Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), nhiễm sắc thể (NST) tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau về hình thái, kích thước). Trong cặp NST tương đồng, một NST có nguồn gốc từ bố, một NST có nguồn gốc từ mẹ. Do đó, các gen trên NST cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng (hình 8.1). Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, được kí hiệu là 2n NST. Bộ NST trong giao tủ’ chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu là n NST.
Ngoài ra, ở những loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở một cặp NST giới tính, được kí hiệu là XX và X¥.
Tê bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng (bảng 8 và hình 8.2).
Hình 8.1. CặpNST
tương đồng
Hình 8.2. Bộ NST ruồi giấm
Loài
2n
n
Loài
2n
n
Người
46
23
Đậu Hà Lan
14
7
Tinh tinh
48
24
Ngô
20
10
Gà
78
39
Lúa nước
24
12
Ruồi giấm
8
—
4
Cải bắp
18
9
Bảng 8. Số lượng NST của một số loài
- Nghiên cứu bảng 8 và cho biết: số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không ?
- Quan sát hình 8.2 và mó tả bộ NST của ruồi giâm về số lượng và hình dạng.
Hình 8.3. Hình dạngNST ở kì giữa
Tuỳ theo mức độ duỗi và đóng xoắn mà chiều dài của NST khác nhau ở các kì của quá trình phân chia tê bào. Tại kì giữa, NST co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 um, đường kính từ 0,2 đến 2 pm (1 pm = 10-3 mm), đồng thời có hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc chữ V (hình 8.3).
n - Cấu trúc của nhiễm sắc thê
Cấu trúc hiển vi của NST thường được mô tả khi nó có dạng đặc trưng ở kì giữa (hình 8.4 và 8.5). ở kì này, NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ trong thoi phân bào. Nhờ đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào, NST di chuyên về các cực của tế bào. Một sô NST còn có eo thứ hai.
Hình 8.4. Ảnh chụp NST ở kì giữa	Hình 8.5. cấu trúc NST ờ kì giữa
của quá trình phân chia tê'bào	cùa quá trình phân chia tê bào
dưới kính hiển vi điện tử
Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN (axit đêôxiribônuclêic) và prôtêin loại histôn.
Quan sát hình 8.5 và cho biết các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST.
in - Chức năng của nhiễm sắc thê
Bằng thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được NST là cấu trúc mang gen, trên đó, mỗi gen nằm ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc và sô lượng NST sẽ gây ra biến đổi ở các tính trạng di truyền.
NST mang gen có bản chất là ADN (thuộc một loại axit nuclêic) có vai trò quan trọng đôi với sự di truyền. Chính nhờ sự tự sao của ADN đã đưa đến sự tự nhân đôi của NST, thông qua đó, các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Tế bào cùa mỗi loài sinh vật có bộ NST đậc trưng vê số lượng và hỉnh dạng xác đỉnh.
Ỏ kỉ gỉữa cùa quá trĩnh phân chia tế bào, NST có cáu trúc điền hĩnh gôm hai crômatỉt đính với nhau ở tâm động.
NST là cáu trúc mang gen có bàn chất là ADN, chính nhờ sụ tự sao cùa ADN đưa đến sụ tự nhân đôi cùa NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và co thể.
(cj âu hói và bài tập
Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mồi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đom bội.
Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ? Mô tả cấu trúc đó.
Nêu vai trò của NST đôi với sự di truyền các tính trạng.