SGK Sinh Học 8 - Bài 50. Hệ sinh thái

  • Bài 50. Hệ sinh thái trang 1
  • Bài 50. Hệ sinh thái trang 2
  • Bài 50. Hệ sinh thái trang 3
  • Bài 50. Hệ sinh thái trang 4
Bài 50.
HỆ SINH THÁI
I - Thê nào là một hệ sinh thái ?
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tô vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đôi ổn định.
Hình 50.1. Mỏ tả một hệ sinh thái rừng nhiệt đới
Ví dụ : Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sông trong rừng. Động vật rùng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái.
Quan sát hình 50.1 và cho biết:
Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.
Lá và cành cây mục là thức ân của những sinh vật nào ?
Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng ?
Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật ?
Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gồ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật ? Tại sao ?
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau :
+ Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục...
+ Sinh vật sản xuất là thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm...
n - Chuỗi thức ăn vả lưới thức ăn
Chuồi và lưới thức ăn biểu hiện môi quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.
Thế nào là một chuỗi thức ăn ?
Quan sát hình 50.2 và thực hiện các hài tập sau :
Thức ăn của chuột là gì ? Động vật nào ăn thịt chuột ? Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của chuồi thức ăn sau :
(Thức ăn của chuột)	(Động vật ăn thịt chuột)
	» Chuột 	*	
Tương tự hãy điền nội dung phù họp vào chồ trông của các chuồi thức ăn sau :
	>	Bọ ngựa 	>	.	..
	*	Sâu 	> 	
Trong chuồi thức ăn, mồi loài sinh vật là một mắt xích. Em có nhận xét gì về môi quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn ?
Hãy điền tiếp các từ phù họp vào những chồ trống trong câu sau : Chuồi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mồi loài trong
chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích	, vừa là sinh vật bị mắt xích
	tiêu thụ.
Thế nào là một lưới thức án ?
Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuồi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
▼ Quan sát hình 50.2' và thực hiện.các yêu cầu sau :
Cho biết sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào.
Hãy xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.
Hệ sinh thái bao gôm quần xã sinh vật và môi trường sống cùa quan xã (sinh cảnh). Hệ sỉnh thái là một hệ thống hoàn clỉỉnh và tưong đối ổn định.
Các sinh vật trong quân xã gán bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ân. Một lưới thức ăn hoàn chình bao gôm 3 thành phân chù yêu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân gỉài.
r âu hói và bài tập
Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.
Hãy vẽ một lưới thức ăn, trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một sô gợi ý về thức ăn như sau :
Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu
Êch nhái ăn bọ rùa, châu chấu
Rắn ăn ếch nhái, châu chấu
Gà ăn cây cỏ và châu châu
Cáo ăn thịt gà
	(Dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy
đưa ra thêm về quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).
m c6 biết
Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt là ba nhóm hệ sinh thái chính. Tuy nhiên, các nhóm này lại được chia ra nhiều hệ sinh thái nhở hơn :
•
Hệ sinh thái trên cạn gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, savan, sa mạc, hoang mạc, thảo nguyên...
Hệ sinh thái nước mặn gồm các hệ sinh thái ven bờ biền, rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô, vùng khơi...
Hệ sinh thái nước ngọt gồm hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ hình 50.3), hệ sinh thái nước chảy (sông, suôi)...
Hình 50.3.
Mô tả một hệ sinh thái hồ