SGK Sinh Học 8 - Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

  • Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái trang 1
  • Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái trang 2
  • Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái trang 3
  • Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái trang 4
Bài 60. BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
I - Sự đa dạng của các hệ sinh thái
Các hệ sinh thái, trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác biệt nhau rất nhiều về đặc tính vật lí, hoá học và sinh học. Bảng 60.1 trình bày một số hệ sinh thái chủ yêu ở trên cạn và ở dưới nước.
Bảng 60.1. Các hệ sinh thái chủ yếu
Các hệ sinh thái trên cạn
Các hệ sinh thái dưới nước
Các hệ sinh thái nước mặn
Các hệ sinh thái nước ngọt
Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim...)
Các hệ sinh thái thảo nguyên
Các hệ sinh thái hoang mạc
Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
Hệ sinh thái núi đá vôi
Hệ sinh thái vùng biển khơi
Các hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven biển...)
Các hệ sinh thái sông, suôi (hệ sinh thái nước chảy)
Các hệ sinh thái hồ, ao (hệ sinh thái nước đứng)
n-Bảo vệ các hệ sinh thái rừng
Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần bao vệ các loài sinh vật, điều hoà khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
Rừng ở Việt Nam chiếm một diện tích khá lớn và gồm nhiều loại như rừng rậm nhiệt đới, rừng trên núi đá vôi, rừng tre nứa, rừng ngập mặn... Tuy nhiên, rừng Việt Nam đang bị thu hẹp dần. Vì vậy, nhà nước ta đang tích cực bảo vệ và trồng mới nhiều vùng rưng.
• Thảo luận :
Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước như thế nào ?
- Hãy điền vào bảng 60.2 hiệu quả của các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.
Bảng 60.2. Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng
Biện pháp
Hiệu quả
1. Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù họp
2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia...
3. Trồng rừng
4. Phòng cháy rừng
5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư
6. Phát triển dân sô họp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng
7. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng
8	‘*
(* Học sinh có thể đưa thêm những biện pháp bảo vệ rừng khác)
ni - Bảo vệ hệ sính thái biển -
Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất. Các loài động vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con người. Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận. Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt.
/7ựv thảo luận về các tình huống nêu ra trong bảng 60.3 và thử đưa ra các biện pháp bảo vệ mà theo em là phù hợp.
Bảng 60.3. Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển
Tình huống
Cách bảo vệ
Loài rùa biển đang bị săn lùng, khai thác lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, rùa thường đẻ trứng tại các bãi cát ven biển. Chúng ta cần bảo vệ loài rùa biên như thế nào ?
•
Rừng ngập mặn là nơi sống của ấu trùng tôm, tôm và cua biển con, nhưng diện tích rừng ngập mặn ven biển đang bị thu hẹp dần. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn giông cua và tôm biển ?
Rác thải, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật theo các dòng sông chảy từ đất liền ra biển. Chúng , ta cần làm gì đê nguồn nước biên không bị ô nhiễm ?
Hằng năm trên thê giới và ở Việt Nam có tổ chức ngày “làm sạch bãi biển”, theo em tác dụng của hoạt động đó là gì ?
IV- Bảo vệ các hệ sinh tháỉ nông nghiệp
Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sông con người và nguyên liệu cho công nghiệp. Sau đây là ví dụ về một sô hệ sinh thái nông nghiệp ở nước ta (bảng 60.4).
Bảng 60.4. Các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam
Các vùng sinh thái nông nghiệp
Các loại cây trồng chủ yếu
Vùng núi phía Bắc
Cây công nghiệp như quế, hồi..., cây lương thực có lúa nương trồng trên các vùng đất dốc
Vùng Trung du phía Bắc
Chè
Vùng Đồ'ng bằng châu thổ sông Hồng
Lúa nước
Vùng Tây Nguyên
Cà phê, cao su, chè...
Vùng Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
Lúa nước
Sự đa dạng về các hệ sinh thái nông nghiệp đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế cũng như môi trường của đất nước. Biện pháp bảo vệ là duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời phải cải tạo các hệ sinh thái đê đạt năng suất và hiệu quả cao.
Trái Đát cùa chúng ta chia ra nhiêu vùng với các kiểu hệ sinh thái khác nhau, là co sở cho sụ đa dạng của các loăỉ sinh vật. Các hệ sinh tháỉ quan trọng cần bào vệ là hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái b iển, hệ sinh thái nông nghiệp...
Có nhiêu phương pháp bảo vệ hệ sinh thái rùng, ví dụ : xây dụng kế hoạch khai thác ở mức độ hợp lí; xây dụng các khu bảo tôn thiên nhiên, vườn quốc gỉa ; phòng chống cháy rừng ; vận động đông bào dân tộc định canh, định cu; trông rừng; tăng cường công tác gỉáo dục vê bảo vệ rừng...
Bảo vệ hệ sinh thái bỉền trước hết cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, đỏng thời chống ô nhiễm môỉ trường biển...
Biện pháp duy trì sự đa dạng cùa các hệ sỉnlỉ thá i nông nghiệp là bên cạnh vỉệc bảo vệ cần phải cảỉ tạo các hệ sỉnh thái đề đạt năng suất và hiệu quả cao.
Mỗi quốc gỉa và mọi người dân đêuphảỉ có trách nhiệm bào vệ các hệ sinh thái, góp phần bảo vệ môỉ trường sống trên Trái Đát.
âu hòi và bài tập
Hãy nêu các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất, lây ví dụ.
Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng ? Nêu biện pháp bảo vệ.
Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển ? Nêu biện pháp bảo vệ.
Hãy chứng minh rằng nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú. Cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó ?
f| m có biết
Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14,3 triệu ha, với độ che phủ là 43,8% diện tích của cả nước. Tuy nhiên, diện tích rừng ngày một giảm, năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha với độ che phủ còn 34%. Năm 1985 còn 9,3 triệu ha và độ che phủ là 30%. Năm 1995 còn 8 triệu ha và độ che phủ là 28%. Trong 50 năm qua, bình quân mồi năm nước ta mất khoảng hơn 100000 ha rừng. Rừng trước đây là rừng nguyên sinh, mật độ cây rừng dày và chất lượng cao, nhưng hiện nay có đến 50% diện tích rừng còn lại là rừng thưa chất lượng thấp và rừng tái sinh hoặc rừng trồng.
Mất rừng là mất nhiều nguồn tài nguyên sinh vật quý giá, đồng thời là nguyên nhân dẫn tới hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất... Nhà nước ta đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái rừng. Mỗi học sinh, bằng sự. hiểu biết của mình đều có thể tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền và bảo vệ rừng.