SGK Sinh Học 8 - Bài 56-57. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

  • Bài 56-57. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương trang 1
  • Bài 56-57. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương trang 2
  • Bài 56-57. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương trang 3
Bài 56-57. THỰC HÀNH : TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG ở ĐỊA PHƯƠNG
- Mục tiêu
Học sinh chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và tù' đó đề xuất được các biện pháp khắc phục.
Nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác chông ô nhiễm môi trường.
- Chuẩn bị
Giấy, bút.
Kẻ sẵn từ ở nhà các bảng theo mẫu trong bài vào giấy khổ A4 để tiện ghi chép kết quả điều tra.
m - Cách tiến hành
Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường
Tổ chức cho học sinh điều tra mức độ ô nhiễm tại một trong những nơi sau đây : nơi sận xuất, quanh nơi ở, chuồng trại chăn nuôi, kho cất giữ thuốc bảo vệ thực vật, ao, hồ,...
* ’ .
Điều tra tình hình ô nhiễm
Trước khi điều tra tình hình ò nhiễm, cần xác định các thành phần của hệ sinh thái nơi điều tra (các nhân tô sinh thái vô sinh, nhân tô sinh thái hữu sinh) và mối liên hệ giữa môi trường với con người. Điền vào bảng 56.1.
Bảng 56.1. Các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm
Nhân tố vô sinh
Nhân tô' hữu sinh
Hoạt động của con người trong môi trường
-...
—...
- Điền vào bảng 56.2 về tình hình và mức độ ô nhiễm.
Bảng 56.2. Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm
Các tác nhân gáy ô nhiễm
Mức độ ô nhiễm (ít/nhiều/rất ô nhiễm)
Nguyên nhân gáy ô nhiễm
Đề xuất hiện pháp khắc phục
1
2. Điều tra tác động của con người tới môi trường
Chọn một môi trường mà con người đã tác động làm biến đổi. Ví dụ : một khu rừng bị chặt phá hay bị đốt cháy, một khu rừng bị chặt phá nhưng đã được trồng lại, một khu đất hoang đã được cải tạo thành khu sinh thái VAC, một đầm hoặc hồ đang bị san lấp để xây nhà... Thực hiện các bước sau :
-Bước 1. Điều tra các thành phần hệ sinh thái trong khu vực thực hành (giống như trong phần 1).
Bước 2. Bằng các hình thức : phỏng vấn những người xung quanh, quan sát những khu vực gần kề chưa bị tác động... để điều tra tình hình môi trường trước khi có tác động mạnh của con người.
Bước 3. Phân tích hiện trạng của môi trường.
Phỏng đoán sự biến đổi của môi trường trong thời gian tới.
Bước 4. Ghi tóm tắt các kết quả trên vào bảng 56.3.
Bảng 56.3. Điều tra tác động của con người tới môi trường
Các thành phần của hệ sinh thái hiện tại
Xu hướng biến đổi các thành phần của hệ sinh thái trong thời gian tới
Những hoạt động của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái
Đề xuất biện pháp khắc phục, bảo vệ
•
- Thu hoạch
Thu hoạch theo mẫu sau :
Tên bài thực hành :
Họ và tên học sinh :	Lớp :
Kiên thức lí thuyết
Trả lời các câu hỏi sau :
Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát ? Có cách nào khắc phục được không ?
Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó ? Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là xấu đi hay tốt lên ? 'Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó ?
Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành về tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương ? Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm là gì ?