SGK Sinh Học 8 - Bài 49. Quần xã sinh vật

  • Bài 49. Quần xã sinh vật trang 1
  • Bài 49. Quần xã sinh vật trang 2
  • Bài 49. Quần xã sinh vật trang 3
Bài 49.	QUẦN XÃ SINH VẬT
I - Thế nào là một quần xã sinh vật ? 
Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thê sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó nhu một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đôi ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng (hình 49.1, 2).
Hình 49.1. Quần xã rừng mưa nhiệt đới
Hình 49.2. Quần xã rừng ngập mặn ven biển (Nguồn : Chương trình rừng ngập mặn - MAP)
n - Những dấu hiệu điển hình của một quần xã
Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật. Sô lượng các loài được đánh giá qua những chỉ sô về độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp... của các loài đó trong quần xã. Thành phần các loài sinh vật được thê hiện qua việc xác định loài un thế, loài đặc trưng... Các đặc điểm đó được tóm tắt trong bảng 49.
Bảng 49. Các đặc điểm của quần xã
Đặc điểm
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài
Độ đa dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiều
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
trong quần xã
Độ thường gặp
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
Thành phần
Loài ưu thê
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
loài trong quần xã
Loài đặc trưng
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
in - Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
Các nhân tô sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi.
. + Ví dụ : sự thay đổi theo chu kì ngày đêm trong rừng nhiệt đới : ếch nhái, chim cú, muỗi ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào bạn đêm. Quần xã vùng lạnh thay đổi theo mùa rõ rệt : cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều loài động vật di trú đê tránh mùa đông giá lạnh.
+ Gặp khí hậu thuận lọi (ấm áp, độ ẩm cao, ...), cây côi xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, sô lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi sô lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dần tới sô lượng sâu lại giảm (hình 49.3).
■ SỐ lượng sâu tăng
Số lượng sâu giảm
Sổ lượng chim ăn sâu tăng
	 Khi số lượng chim tăng cao,
chim ăn hết nhiểu sâu
Hình 49.3.
Quan hệ giữa số lượng sâu và sô lưọng chim sâu
+ Sô lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Tuy nhiên, số lượng cá thể luôn luôn được không chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
+ Sinh vật qua quá trình biến đổi dần dần thích nghi với môi trường sống của chúng.
- Ngoài các. ví dụ trong SGK, hãy lấy thêm 1 ví dụ về quan hệ giữa ngoại cảnh ánh hưởng tới số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã.
- Theo em, khi nào thì có sự cân bằng sinh học trong quần xã ?
Quần xã sinh vật là tập hợp nhiêu quần thề sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mốỉ quan hệ mật thiết, gán bó với nhau.
Quẩn xã có. các đặc đỉềm co bản vê số lượng và thành phần các loài sinh vật.
Số lượng cá thể cùa mỗi quần thề trong quần xã luồn luồn được khống chế ở mức độ phù họp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quán xã.
(C/ắu hòi và bài tập
Thế nào là một quần xã sinh vật ? Quần xã sinh vật khác với quần thê sinh vật như thế nào ?
Hãy lấy ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hởi gợi ý sau :
Kê tên các loài trong quần xã sinh vật đó.
Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào ? '
Nêu khu vực phân bố của quần xã sinh vật.
Hãy nêu những đặc điểm về sô lượng và thành phần loài của quần xã'sinh vật.
Thế nào là cân bằng sinh học ? Hãy lấy ví dụ minh hoạ về cân bằng-sinh học.