Bài 10: Kể lại một di tích lịch sử văn hóa: Cửu đỉnh trên sân Thế Miếu cố đô Huế

  • Bài 10: Kể lại một di tích lịch sử văn hóa: Cửu đỉnh trên sân Thế Miếu cố đô Huế trang 1
  • Bài 10: Kể lại một di tích lịch sử văn hóa: Cửu đỉnh trên sân Thế Miếu cố đô Huế trang 2
  • Bài 10: Kể lại một di tích lịch sử văn hóa: Cửu đỉnh trên sân Thế Miếu cố đô Huế trang 3
Bài 10
Kể lại một di tích lịch sử văn hóa.
Bài đoc tham khảo
Cửu đỉnh trên sân Thê Miếu cô đô Huê
Ớ Đại Nội, hiện còn khá nhiều tác phẩm nghệ thuật lớn bằng đồng dùng để trang trí tại các công trình kiến trúc, như Phường Môn (ở hai đầu cầu Trung Đạo), Nghê đồng (trên sân điện Thái Hoà và Thế Miếu), Vạc đồng (trên sân điện Cần Chánh, điện Càn Thành...), Lư đồng (trên sân Duyệt Thị Đường...), nhưng có giá trị đặc biệt hơn hết là chín cái đỉnh đồng trên sân Thế Miếu, thường gọi là Cửu Đỉnh.
Cửu Đỉnh được bộ Công đúc tại Huế từ cuối năm 1835, đến đầu năm 1837 thì hoàn thành. Ngày 4-3-1837, triều đình tổ chức một cuộc lễ khánh thành rất lớn dưới sự chủ trì của vua Minh Mạng, và Cửu Đỉnh được đặt tại vị trí hiện nay.
Khi cho đúc Cửu Đỉnh, có lẽ vua Minh Mạng đã bắt chước vua Vũ nhà Hạ ngày xưa đúc chín cái đỉnh tượng trưng cho chín châu trong toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa (Chủ Cửu Đỉnh dĩ tượng cửu châu). Nhưng, khi viết bài văn bia ở lăng Minh Mạng để ca tụng công đức của cha, vua Thiệu Trị lại ghi rằng: "Chủ Cửu Đỉnh dĩ tượng thành công". Cửu Đỉnh còn biểu thị ước mơ triều đại mãi mãi vững bền và cho thấy sự giàu đẹp của đất nước.
Khi đúc một đỉnh, bộ Công phải dùng sáu mươi cái lò nấu đồng, mỗi lò nấu chảy được khoảng 35kg đồng, rồi tuần tự đổ vào khuôn. Khuôn đặt ngược xuống dưới lòng đất. Đồng nấu chảy đổ vào một trong ba chân đỉnh (theo Thái Vãn Kiểm).
Mặt trước mỗi hông đỉnh đều đúc nổi hai chữ Hán khá lớn mà chữ cuối luôn luôn không thay đổi là chữ "Đỉnh" và chữ kia là tên gọi tắt miếu hiệu của từng vị vua nhà Nguyễn. Những chữ chỉ tên của các đỉnh ấy là "Cao" (miếu hiệu của vua Gia Long), "Nhân" (Minh Mạng), "Chương" (Thiệu Trị), "Anh" (Tự Đức), "Nghị" (Kiến Phúc), "Thuần" (Đồng Khánh), "Tuyên" (Khải Định), "Dũ" và "Huyên" (Hai tên đỉnh sau cùng này chưa kịp tượng trưng cho vua nào thì triều đại nhà Nguyễn chấm dứt vào năm 1945).
Ngoài ra, quanh hông mỗi đỉnh đều đúc nổi mười bảy cảnh vật của nước ta; chia làm 3 hàng, mỗi hàng bao gồm một chủng loại và trên mỗi hình ảnh đều có khắc chữ chỉ tên từng cảnh vật.
Chín đỉnh được sắp thành một hàng ngang dưới thềm Hiển Lâm Các, nằm theo thứ tự đối diện với các án thờ trong Thế Miếu (trừ 2 đỉnh 2 đầu). Riêng "Cao đỉnh" được đặt hơi nhích về phía trước tám đỉnh kia một khoảng gần 3m, vì vua Minh Mạng cho rằng vua Gia Long là vị vua có công lớn nhất đối với triều đại.
Kích thước và trọng lượng các đỉnh không bằng nhau. Đỉnh cao nhất là 2,5m và nặng nhất là 2601kg (Cao Đỉnh). Đỉnh thấp nhất là 2,3 lm và nhẹ nhất là 1935kg (Huyền Đỉnh).
Các cặp quai trên miệng Cửu Đỉnh đều đúc với các dạng khác nhau: cặp vuông, cặp tròn, cặp xoắn như dây thừng... chân mỗi đỉnh cũng một khác, có bộ thẳng, có bộ uốn khúc theo kiểu chân quỳ của sập gụ...
Các cảnh vật trên hông Cửu Đỉnh lại càng khác nhau hơn. Bằng nghệ thuật đúc nổi và chạm khắc tinh vi, các nghệ nhân thời Minh Mạng đã thể hiện một cách khái quát nhưng súc tích sự giàu đẹp của Tổ quốc: tinh tủ, núi sông, cửa biển, cửa ải, cây cối, hoa cỏ, động vật, binh khí, xe thuyền... Nếu ở Tuyên Đỉnh có hình ảnh sông Hồng thì Huyền Đỉnh có sông Cửu Long và Nhân Đỉnh có sông Hương. Nếu Cao Đỉnh có cọp trên rừng thì Nhân Đỉnh có cá voi dưới biển. Các hình ảnh đều biểu hiện những cái có thật và rất gần gũi với đất nước và con người Việt Nam.
Ngoài tính dân tộc, các hình ảnh trên hông Cửu Đỉnh còn mang đậm tính dân gian, gắn liền với cuộc sống ở chốn đồng nội. Bên cạnh rồng, công, voi, ngựa, còn có những con vật bình thường mà nông dân ta tiếp xúc hằng ngày như gà, lợn, cú, hến, đuông dừa, cù cuống... Bên cạnh cây gỗ lim, quế, thông, còn có những loại thảo mộc rất thông dụng đối với mọi người như lúa, trầu, mít, củ hành, củ nghệ, rau tía tô, cây đậu phụng...
Theo một nhà nghiên cứu thời Pháp thì cửu Đỉnh đã "tạo thành một bản tài liệu biểu tỏ kiến thức bách khoa của các vị nho sĩ thông thái trong triều đình Huê năm 1836", tài liệu được giữ nguyên vẹn dưới mắt chúng ta trong khi những tài liệu khác đã bị tiêu hủy hoặc bị "sai lạc" (R. p. Bamouin, Les bas - reliefs des urnes dynastiques de Hué, B.S.E.I..., số 3, 1974, t.426). Khi đã xem xét tất cả các hình ảnh trên Cửu Đỉnh, có lẽ mọi người dễ dàng đồng ý với nhau rằng: "Đáy là cuộc triển lãm bao gồm những tác phẩm mĩ thuật rất tinh tê'với nhiều kĩ xảo, tinh thần khoa học, lại xây dựng trên đời sống trí tuệ và tâm linh của cả một dân tộc mà cho đến ngày nay giá trị ấy càng được xác định hơn. Tâm hồn của đất nước truyền thống biểu hiện tài tình... để ca ngợi Tổ quốc hoa gấm, nước biếc non xanh giàu đẹp, vững bền" (Huỳnh Hữu Uy, cửu Đỉnh - Biểu tượng của văn lỉOÚ và nghệ thuật Huế, Đất mới, Bộ 2, số 3, tháng 3-1990).
Xét chung về hình thức, với vẻ giống nhau trong tổng thể và khác nhau trong chi tiết như đã nói trên, có lẽ các tác giả tạo hình Cửu Đỉnh muốn biểu hiện những biến tấu riêng rẽ trong một chủ đề nhất quán; hay nói cách khác, họ muốn diễn tả sự phong phú và đa dạng của đất nước và con người trong một thể thống nhất: Việt Nam dưới thời Minh Mạng là một giang sơn đã được thống nhất hoàn toàn.
Cửu Đỉnh là một tác phẩm nghệ thuật lớn bằng đồng, có giá trị về nhiều mặt. Nó vừa biểu hiện một trình độ hiếu biết uyên bác, vừa hàm chứa tinh thần dân tộc đậm đà, vừa cho thấy kĩ thuật đúc đồng điêu luyện có truyền thống của Việt Nam vào nửa đầu thế kỉ XIX. Đáng tự hào biết bao khi đứng trước một di sản vãn hoá nghệ thuật quý báu như vậy của tiền nhân!
Theo Phan Thuận An
(Kinh thành cổ kính - cố đô Huế đẹp và thơ)