Bài 21: Một vài mẩu chuyện về đạo nghĩa thầy trò

  • Bài 21: Một vài mẩu chuyện về đạo nghĩa thầy trò trang 1
  • Bài 21: Một vài mẩu chuyện về đạo nghĩa thầy trò trang 2
Bài 21
Một vài mẩu chuyện về đạo nghĩa thầy trò.
1. Vua - tôi, thầy - trò cùng ăn canh cua nấu cải thêm gừng
Hoàng tử Lê Tăng là con vua Lê Thánh Tông. Từ thuở nhỏ, hoàng tử đã được chăm sóc dạy học của thầy Nguyễn Bảo, hiệu là Châu Khê, đỗ Tiến sĩ vào năm 1472.
Năm 1497, Lê Tăng được nối ngôi, tức là vua Lê Hiến Tông, một ông vua nổi tiếng là thông minh, hoà hậu. Năm đó, nhà vua đã ba mươi bảy tuổi, vẫn giữ Nguyễn Bảo làm thầy học của mình với tư cách là Thị độc học sĩ Viện Hàn Lâm. Vua và Triều đình đã thăng thưởng Nguyễn Bảo từ chức Thị lang lên chức Thượng thư bộ Lễ. Nguyễn Bảo là người đức trọng tài cao,"vữ/z chương điển nhã, lễ nhạc ung dung" đã hết lòng phò vua trị vì ngôi báu, xây dựng nền thái bình thịnh trị, đất nước mở mang, kinh tế phát triển.
Năm sáu mươi tuổi, Nguyễn Bảo vin cớ tuổi già, đau yếu, xin về trí sĩ để chăm sóc mẹ già. Năm sau, vua Lê Hiến Tông ngự giá về tận làng Phương Lai, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình để thăm thầy và mừng thọ thầy. Sau phần nghi lễ quân - thần (vua tôi), thầy trò cùng ngồi trên sập thân mật đàm đạo chuyện thế sự, chuyện làng quê. Trò hỏi thăm sức khoẻ thầy, xin thầy cho thưởng thức những bài thơ thầy mới viết trong những tháng ngày về lại cố hương.
Lê Hiến Tông từ chối bữa cơm "ngự thiện" sang trọng của triều thần và quan lại địa phương, và xin được ăn một bữa cơm thân mật tại nhà thầy. Có phải vì lạ miệng hay thật lòng mà Lê Hiến Tông đặc biệt chú ý đến món canh cua đồng dân dã. Vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon, vua thành thật nói với Nguyễn Bảo: "Thầy cho con ủn hát canh cua này như ban cho niềm hạnh phúc...".
Từ đó trong dân gian mới lưu truyền câu ca:
Canh cua nấu cải thêm gừng,
Từ xưa vua chúa đã từng khen ngon.
2. Trò hơn thầy vận nước vẻ vang
Năm Nhâm Tuất (1562) Nguyễn Khắc Kính cùng học trò giỏi là Phạm Duy Trĩ cùng thi Đình với một số Tiến sĩ khác.
Trước khi vào Đình thí, Phạm Duy Trĩ vì mang nặng công ơn dạy dỗ hơn mười năm trời của Nguyễn Khắc Kính nên đã hứa với thầy là sẽ hãm bớt "bút lực" để được đứng sau thầy trên bảng vàng. Nhưng Nguyễn Khắc Kính đã nghiêm trang và ôn tồn nói với Phạm Duy Trĩ: "Thầy đã xem bài của anh, thấy học vấn và văn chương của anh hơn hẳn nhiều vị đồng kỉìoa, vượt cả thầy. Đó là vinh dự lớn đối với thầy, hạnh phúc lớn của thầy. Lóp trẻ vượt lóp già thì tiền đồ quốc gia mới khởi sắc lên được. Vì vậy, thầy nghĩ rằng, ngày mai vào Đình thí, anh cứ việc tung hoành theo tài học, sở học của mình, đừng nên e dè, đừng vì thầy mà hãm bút lực của mình...''.
Vâng lời dạy bảo của thầy, kì thi năm đó, Phạm Duy Trĩ đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Khắc Kính đỗ Bảng nhãn. Tiếng tăm vang dậy kinh kì Thăng Long. Danh thơm muôn thuở còn lưu. Cho đến nay, nhiều người còn nhắc nhở: "Con hơn cha là nhà có phúc - Trò hơn thầy vận nước vẻ vang".
Lý Tự Cường, 5A
Trường Tiều học Trần Quốc Toản - Nam Định