Bài 12: Kể về một loài chim mà em biết: Chim sẻ, Chim én

  • Bài 12: Kể về một loài chim mà em biết: Chim sẻ, Chim én trang 1
  • Bài 12: Kể về một loài chim mà em biết: Chim sẻ, Chim én trang 2
Bài 12
Kể vê' một loài chim mà em biết.
Bài làm 1
Con chim sẻ
ở nước ta, đi đến vùng nào, miền quê nào, ta cũng bắt gặp chim sẻ. Bầy chim sẻ trong truyện cổ tích đã rủ nhau đến nhặt thóc cho cô Tấm, để cô được đi chơi hội xuân.
Chim sẻ có bộ lông màu cỏ úa, điểm nhiều sọc trắng, sọc vàng. Lông bụng, lông yếm màu trắng nhạt, cổ con sẻ nào cũng có bộ lông trắng phau, như quàng khăn lụa bạch làm duyên. Cái đầu hơi tròn, mỏ ngắn hình chóp nón, vành mỏ khỏe nhặt và nghiền các loại hạt. Hạt thóc, hạt đậu, hạt cỏ, hạt kê, và các loại sâu bọ là thức ãn của sẻ. Chân sẻ dài, màu vàng chanh, có bốn ngón, (ba ngón trước và một ngón sau). Ngón sau là ngón cái, lớn hơn, khỏe hơn ba ngón kia. Móng chim sẻ rất sắc và nhọn.
Sẻ sống theo đàn, từ dãm con đến hàng trục con. Chim sẻ làm tổ ở ngọn cau, ngọn dừa, dưới mái nhà, khe tường, hốc cây,... Chúng tự tha rơm, cỏ khô, lá cây,... để lót tổ. Chim sẻ mắn đẻ; mỗi con sẻ mái có thể đẻ 5-6 lứa mỗi năm, mỗi lứa từ 4-6 trứng. Chỉ nửa tháng là trứng nở, chỉ nửa tháng sau là chim non ra ràng, tự lập.
Chim sẻ mang tính tập thể rất cao, liên kết theo bầy đàn, hiếu động. Sáng sớm tinh mơ, chim sẻ đã hót râm ran. Chúng kéo nhau bay sà xuống sân, xuống vườn, xuống ngõ, đậu lên mái nhà, lên bờ tường. Chúng rất dạn, nhảy hai chân cùng một lúc, rất uyển chuyển, nhẹ nhàng. Lúc nào cũng kêu, cũng hót.
Thịt chim sẻ thơm ngon. Một con chim sẻ cho hai giọt tiết để pha rượu. Khách nhậu thích lắm. Bọn “sẻ tặc’’ dùng lưới bắt được từng lồng đầy. ở Tân Mai, dọc đường số Một, có nhiều quán nhận được bán đặc sản chim sẻ. Con chim bé nhỏ, hiền lành, có ích cho nhà nông đã và đang bị lùng bắt ráo riết. Cô Tấm ngày xưa sống lại, chắc sẽ động lòng thương!
Nguyễn Thạc Nhân, 5B
Trường Tiểu học Yên Lý - Nghệ An
Bài làm 2
Chim én
Mùa xuân đã đến. Cánh đồng làng em bát ngát một màu xanh mênh mông. Trong mưa bụi và nắng hồng tươi, vào hạ con cò trắng bay lượn. Trời ấm dần. Không biết từ đâu chim én bay về nhiều thế?
Chim én có bộ lông hai màu: lưng, cánh, đầu, đuôi màu xanh đen óng mượt. Cổ, bụng và phía trước đuôi màu trắng mịn màng. Cái đầu hơi tròn, cái mỏ nhọn chụm lại, trông rất xinh. Cặp mắt đen nhánh như hạt đậu đen. Lúc bay, cánh én xòe rộng ra hình chữ A, cánh căng ra như đuôi cá măng.
Én chao lượn trên đồng lúa, mải miết chuyên cần bắt côn trùng, giúp nhà nông. Cánh én như đưa thoi, ngắm mãi không chán. Câu thơ của Nguyễn Du đã tả thật hay cánh én mùa xuân: ‘Wgờy xuân con én đưa thoi".
Xuân tàn, nắng mỗi ngày thêm rực rỡ, lúa sắp có đòng đòng. Trên đồng quê, thưa dần cánh én. Tiếng kêu “kill kill" như gió của sứ giả mùa xuân cũng không còn nữa. Én đã kéo về phương Bắc từ hôm nào.
Trên đường đi đến trường, tôi không nhìn thấy đàn chim én đưa thoi. Có lúc tôi cứ ngẩn ngơ, cứ bồi hồi. Tôi thầm hỏi: “Bao giờ chim én lại về bắt côn trùng cho đồng lúa quê ta? Tôi chợt nhớ câu thơ mà cô giáo Lý đã đọc cho nghe hôm nào. Cô bảo đó là câu thơ của Tản Đà thi sĩ:
“Nhạn về, én lại bay đi
Đêm thì vượn hót, ngày thì ve ngâm”...
Lê Thị Tân An, 5A
Trường Tiều học Nghi Xuẳn - Nghệ An