Bài 16: Kể lại câu chuyện về một thanh niên - một gương sáng sản xuất giỏi được bà con yêu quý: Tỉ phu trồng sen nuôi cá

  • Bài 16: Kể lại câu chuyện về một thanh niên - một gương sáng sản xuất giỏi được bà con yêu quý: Tỉ phu trồng sen nuôi cá trang 1
  • Bài 16: Kể lại câu chuyện về một thanh niên - một gương sáng sản xuất giỏi được bà con yêu quý: Tỉ phu trồng sen nuôi cá trang 2
Bài 16
Kể lại câu chuyện về một thanh niên - một gương sáng sản xuất giỏi
được bà con yêu quý.
Bài làm
Tỷ phú trồng sen, nuôi cá
Xã Điện Dương thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi.
Điện Dương có nhiều chiến công hào hùng thời kháng chiến chống Mỹ, có nhiều Bù mẹ Việt Nam anh hùng rất đáng tự hào.
Thời xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế trang trại, Điện Dương xuất hiện một số nông dân tỉ phủ, điển hình nhất, tiêu biểu nhất là chàng trai trẻ Lê Vãn Thành. Năm mười chín tuổi, tốt nghiệp THPT, Thành không thi Cao đẳng, Đại học. Ai hỏi, anh cũng khiêm tốn nói: “Có thực mới vực được đạo. Phải ở nhà làm kinh tế đã. Sau này sẽ học Đại học tại chức cũng không muộn...”.
Năm 2003, Thành đã “í/ớ'/z điên đổi thửa” cho một số bà con trong thôn, trong xã, nhận về sáu cái hồ giữa đồi cát mênh mông có tổng diện tích trên 30.000 m2. Vay ngân hàng được một ít vốn, anh thuê người đào múc, đắp bờ, tạo nên một vùng bao la nước biếc,... Năm đầu, anh thả sen. Anh ra tận Song Hồ (Bắc Ninh), Hồ Tây (Hà Nội), Hồ Tĩnh Tâm (Huế), lần mò tới Đồng Tháp Mười để học cách trồng sen và ươm giống sen quý. Và chỉ một năm sau, công sức của người trồng cây đã được đền đáp. Sáu hồ nước tù đọng trước đây đã trở thành hồ sen, một cảnh quan đẹp tuyệt vời hiện ra giữa vùng cát Điên Dương.
Cuối xuân đầu hè, lá sen xanh biếc một màu, như muôn nghìn chiếc lọng xanh nhô lên. Hoa sen hồng, hoa sen trắng, hoa sen vàng, sen bách diệp tưng bừng đâm bông, khoe sắc đua hương. Ai đi qua hồ sen cũng phải dừng chân đứng lại để ngắm nhìn, để thưởng thức cảnh đẹp. Mùa sen đầu, anh Thành đã thu về một số tiền khiêm tốn hơn năm mươi triệu đồng (tiền bán hoa sen, bán gương sen và hạt sen,...).
Anh Thành lại mời thầy về dạy để học cách nuôi cá, thả cá, để sinh lợi. Hồ sen của anh đã trở thành ao cá, như nhà thơ Nguyễn Bính đã viết “Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen”. Hồ sen của anh có đủ giống cá: cá mè, cá chép, cá rô phi,... Rồi anh học nghề nuôi ếch; có năm anh đã bán được hơn 5000 con ếch cho các quán nhậu quanh vùng.
Đến năm 2010, anh Lê Văn Thành đã trở thành tỷ phú đồng quê. Nhiều thanh niên ở Điện Bàn đã noi gương anh lập nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, góp phần làm thay đổi bộ mặt xóm làng quê hương.
Cái đáng quý ở anh Thành còn là ở tấm lòng. Anh là người đóng góp nhiều tiền của cho quỹ từ thiện ở Điện Dương, Điện Bàn . Anh đã được bà con xóm dưới làng trên ngợi ca, khâm phục, gọi là “ tỷ phủ vùng cát ”
Trương Đức Quang, 5B
Trường THCS Điện Dương - Quảng Nam