Bài 17: Kể lại một câu chuyện về tình nghĩa sâu nặng thuỷ chung của những người lính đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng: Trở lại Điện Bàn, Quảng Nam

  • Bài 17: Kể lại một câu chuyện về tình nghĩa sâu nặng thuỷ chung của những người lính đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng: Trở lại Điện Bàn, Quảng Nam trang 1
  • Bài 17: Kể lại một câu chuyện về tình nghĩa sâu nặng thuỷ chung của những người lính đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng: Trở lại Điện Bàn, Quảng Nam trang 2
Bài 17
Kể lại một câu chuyện về tình nghĩa sâu nặng thuỷ chung
của nhũng người lính đối vói bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Bài đoc tham khảo
Trở lại Điện Bàn, Quảng Nam
Tháng 4 năm 2011, chúng tôi trở lại Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thăm mẹ Hòa, 85 tuổi, Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã đào hầm bí mật, nuôi giấu anh em chúng tòi, một số “Việt cộng" thời kháng chiến chống Mỹ.
Mẹ rất mừng. Chúng tôi rất vui vì mẹ vẫn khỏe. Đưa tay gầy gò nhận món quà nhỏ của mấy đứa con xa, mẹ khóc. Mẹ nhắc đến các anh Nghĩa, Hùng, Sơn,... đã ngã xuống trong bom đạn quân thù trên đất Điện Bàn yêu quý. Mẹ vẫn thắp hương, vẫn treo ảnh các anh trên bàn thờ. Mẹ nói: “Nhiều đêm mưa to gió lớn, “tụi nó" vẫn về “thủm" má đó. Mặt mũi đưa nào cũng bê bết máu. Thương lắm!”.
Chồng mẹ, hai đứa con mẹ, một cháu nội, một cháu ngoại của mẹ đã anh dũng hy sinh thời đất Quảng đầy máu và lửa khói. Mẹ bị giặc bắt, bị tù đầy hai lần. Bị lũ ác ôn khát máu gí mũi súng vào mặt, bị chúng đá giày đinh vào bụng, vào hông gãy ba xương sườn... Đi tù về đến nhà, đêm mẹ lại đào hầm bí mật nuôi giấu “Việt cộng". Thằng Đảnh - chánh cống ác ôn - kẻ từng tra tấn dã man mẹ đã bị các con mẹ phục kích nát 'mặt" phơi xác ra giữa chợ! Lũ đầu trâu, mặt ngựa bạt vía kinh hồn!
Trong bữa cơm mẹ "đãi” các con có chân giò ninh hạt sen, cá gáy rán, thịt gà quay,... Chúng tôi nói: “Má ơi! Chúng con thèm vắt cơm muối vừng, bát cháo ngô, củ khoai luộc... ngày xưa, má à!...”. Má cười, nước mắt chảy ra, lăn dài trên đôi má nhăn nheo.
Mẹ nhớ lại, nhắc lại bao chuyện cũ thời đen tối. Chuyện thằng Lộc ác ôn. Mẹ nó với má là hai chị em con dì, nhưng nhiều lần nó chĩa súng vào mặt má, rồi chửi: “Con quỷ đỏ này chưa chết à?” Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bà Sáu mẹ nó dẫn thằng Lộc đến xin lỗi tui, “mong dì tha thứ.Tui nói với bà Sáu: “Dì là ả tui. Tui chết trước thì dì đến đưa ma tui; dì mất trước thì tui đến thắp hương khấn vái dì. Còn chuyện anh Lộc với tui thì đã qua rồi, nhắc lại mần chi!”. Má nhắc lại chuyện má giết gà ăn mừng ngày tổng thống Diệm, cố vấn Nhu bị bọn tướng tá tay chân bắn chết! Chuyện thằng Võ, quận trưởng Điện Bàn bị quân Giải phóng truy đuổi chạy bán sống bán chết! Hắn phải cải trang, giả dạng đàn bà mới sống sót. Má chép miệng nói: “Ông Trời có mắt đó. Lũ chó sãn cho giặc, đứa chết thì không có đất chôn; đứa sống sót thì thân tàn ma dại, bị xóm làng coi khinh!”.
Mẹ Hòa đã dẫn các con đi thăm một số gia đình liệt sĩ, thăm Nhà trẻ và lớp mẫu giáo, thăm ủy ban xã, thăm Nghĩa trang liệt sĩ,... Mẹ không biết chữ, nhưng họ, tên, quê quán của 192 liệt sĩ, mẹ nhớ không sai, không nhầm lẫn mộ chí liệt sĩ nào. Chúng tôi cùng mẹ thắp hương lên từng ngôi mộ. Trong bóng chiều tà, mẹ đi đi lại lại trên nghĩa trang, nước mắt rơi lã chã, khói hương trầm mờ ảo, ảnh lửa nêh chập chờn, gió thổi, lá lao xao như tiếng thở dài, tiếng thì thào bất tận.
Sau ba ngày ở chơi, anh em chúng tôi xin phép mẹ trở về Bắc. Mấy đứa con đứng quây quần xung quanh má chụp ảnh. Mẹ dặn đi dặn lại: “Sang năm các con nhớ đưa các cháu vào chơi với má, và phải ở chơi lâu lâu... ”.
Má lại khóc, đứng lặng, nhìn mãi nhìn hoài những đứa con thương yêu. Từ phía xa, ngoái nhìn lại, bóng hình mẹ vẫn in thẫm trên nền trời mờ xanh... Anh em chúng tôi, đứa nào cũng rơi lệ.
Điện Bàn, 30-4-2010
Hoàng Đức Hậu