Bài 33: Ngô gia vãn phái và làng Tả Thanh Oai

  • Bài 33: Ngô gia vãn phái và làng Tả Thanh Oai trang 1
  • Bài 33: Ngô gia vãn phái và làng Tả Thanh Oai trang 2
Bài 33
Giói thiệu một địa chỉ văn hoá của Thăng Long - Hà Nội
Bài đoc tham khảo
Ngô gia văn phái và làng Tả Thanh Oai
Ngô gia văn phái (trường phái văn chương của dòng họ Ngô - gia) ở Tả Thanh Oai, Hà Đông, nay thuộc quận Thanh Trì, Hà Nội.
Dòng sông Nhuệ Giang chảy qua, bên tả ngạn có Tả Thanh Oai, tên Nôm là Kẻ Tó còn gọi là Tó Tả; bên hữu ngạn có Hữu Thanh Oai, tên Nôm là Tó Hữu.
Tó Tả và Tó Hữu là hai làng quê ít ruộng đất mà lại không được phì nhiêu, nên dân gian có câu ca còn lưu truyền: “ruộng lùng Tó chó chạy hở đuôi”. Đình Hoa Xá ở đây hiện còn lưu giữ 16 đạo sắc phong. Tương truyền năm 981 Lê Hoàn chuẩn bị đánh giặc Tống xâm lược đã kéo đại binh về Kẻ Tó. Trai tráng đầu quân rất đông. Tó Tả thì góp lương thảo; Tó Hữu thì đóng chiến thuyền giúp tướng sĩ đánh giặc. Cô Hến, con gái làng Tó trở thành phu nhân Lê Hoàn, được phong Đô Hồ phu nhân. Lê Hoàn và bà chúa Hến được dân làng Tó Tả thờ làm thành hoàng.
Tả Thanh Oai là một làng cổ, có nhiều đình đền, chùa. Đình còn sắc phong: đình Hoa Xá có 16 sắc phong, đình Tố Thị còn có 13 sắc phong,... đền Sùng Đức (nhà thò' họ Ngô Thì),...
Hiện nay còn lại ba ngôi chùa: Bùi Linh Tự (chùa Bùi), Tiên Linh Tự (chùa Phe), Linh Am Tự (chùa Thẳm).
Tả Thanh Oai là một làng khoa bảng, đất văn vật, có 12 Tiến sĩ và nhiều Cử nhân, Hương cống. Tấm bia Lịch triều đại khoa dựng năm 1889, trước kia đặt tại Văn Chỉ, nay chuyển về đình làng Tó Tả, ghi rõ họ tên, năm đỗ, chức quan của các ông Nghè ấy.
Đó là các vị: Nguyễn Chỉ, người khai khoa, đậu Tiến sĩ khoa Quý Dậu (1453) đời Lê Nhân Tông; Nguyễn Khánh Dung đỗ khoa Mậu Tuất (1478), Ngô Tuấn DỊ đỗ khoa Mậu Thìn (1688), Ngô Vi Thực đỗ khoa Tân Mùi (1691), Ngô Vi Nho đỗ khoa Giáp Tuất (1694), Ngô Đình Thạch đỗ khoa Canh Thình (1700), Ngô Đình Chất đỗ khoa Tân Sửu (1721), Nguyễn Tông Trình đỗ nãm Giáp Tuất (1754), Ngô Thì Sĩ đỗ khoa Bính Tuất (1766), Ngô T1Ù Nhậm đỗ khoa Ất Mùi (1775), Ngô Điền đỗ khoa Tân Sửu (1841).
Trong số các nhà khoa bảng đó, có 11 vị Tiến sĩ thời Lê, 01 vị Tiến sĩ thời Nguyễn, 8 vị Tiến sĩ là con cháu họ Ngô Thì; 4 vị Tiến sĩ thuộc dòng dõi họ Nguyễn.
Ngô gia văn phái gồm 15 tác giả. Người mở đầu là Ngô Thời ức, hiệu là Tuyết Trai, thân phụ Ngô Thì Sĩ, tác giả cuối cùng là Ngô Thì Giai. Trong đó, nổi lên nhưng tài năng lớn như Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Hương, Ngô Thì Du, Ngô Thì Chiến, Ngô Thì Điển.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, trải qua 30 năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bước sang thế kỷ 21, nhân dân Tả Thanh Oai đã nối tiếp và phát huy truyền thống yêu nước, hiếu học xây dựng quê hương thành một địa chỉ vãn hóa rất nổi tiếng của Kinh kỳ Thăng Long - Hà Nội nghìn nãm văn hiến đáng tự hào.
Đọc “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia vãn phái, ta cảm thấy ánh sáng kỳ diệu của ngọn lửa từ Tả Thanh Oai đang tỏa rực tâm hồn ta.
Hà Nội, ngày 04-12-2010
Tạ Đức Hiền