Bài 9: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui hạnh phúc cho người khác: Gia đình văn hóa mới

  • Bài 9: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui hạnh phúc cho người khác: Gia đình văn hóa mới trang 1
  • Bài 9: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui hạnh phúc cho người khác: Gia đình văn hóa mới trang 2
Bài 9
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống
đẹp, biết mang lại niêm vui hạnh phúc cho người khác.
Bài làm
Gia đình văn hóa mói
Xóm Bầu có bảy mươi hai hộ, phần lớn các gia đình làm nghề thủ công đan lát. Có trên 90% số hộ được bình chọn là "Gia đình Văn hóa mói", trong số đó, tiêu biểu nhất là gia đình anh Thiêm.
Anh Thiêm bốn mươi hai tuổi, vợ là chị Hồng bốn mươi mốt tuổi. Bà nội em khen: "Anh Thi êm chi Hồng thật tốt đôi, đúng là gái hơn hai, trai hơn một". Trước đây, cả hai anh chị đều công tác ở Phòng Thủ công - Mĩ nghệ huyện, xin về "một cục". Với cái vốn ban đầu không đầy hai mươi triệu, anh chị mua tre nứa về đan lát, sắm máy chẻ nan, máy tuốt nan. Anh lên tận Sơn Tây học cách pha thuốc màu để nhuộm nan tre. Sản phẩm ban đầu của vợ chồng anh là những chiếc làn, chiếc lẵng đựng hoa. Vốn khéo tay và chịu khó, hàng của anh chị làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Chỉ hai năm sau, anh chị đã có một số vốn trên một trăm triệu đồng.
Sau một năm tầm sư học đạo ở Chương Mĩ, Sơn Tây, ở một số làng nghề nổi tiếng ở Bắc Ninh, anh thành lập tổ sản xuất đan lát hàng mĩ nghệ. Mười hai cô gái chàng trai khéo tay, chịu khó, là người xóm Bầu được anh cho học nghề, lương lúc đầu ba trăm ngàn đồng một tháng. Chỉ sau hơn hai tháng, họ đã thành nghề. Mặt hàng của anh chị là lẵng hoa, làn,... đủ các kiểu dáng, nhuộm màu, phun thuốc bóng mượt, óng ánh rất đẹp xuất sang Nhật và Hàn Quốc.
Năm ngoái, doanh thu đến sáu trăm triệu, lương công nhân từ tám trăm nghìn đến một triệu. Con em thương binh và các gia đình khó khăn được anh chị cho học nghề. Đến nay cơ sở sản xuất hàng mĩ nghệ của anh đã có nãm mươi tư người. Anh được huyện, tỉnh tặng nhiều bằng khen. Chị Hồng được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng bằng khen: "Người phụ nữ gương mẫu".
Anh chị Thiêm có hai đứa con: cậu Hùng đang học năm thứ hai trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội, cô Nga học lớp 11, là học sinh giỏi Toán của tỉnh.
Cả làng, cả xã, cả vùng, ai cũng khen anh Thiêm, chị Hồng và hai đứa con của anh chị. Anh chị đã trở thành chủ doanh nghiệp trẻ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người. Anh chị đã ủng hộ nạn nhân chất độc da cam năm triệu, ủng hộ bà con vùng bão lụt 6 triệu đồng.
Bây giờ đã trở thành triệu phú, nhưng vợ chồng chị Hồng sống rất bình dị, cởi mở, rộng bụng với anh em bà con, nên ai cũng mến. Cô giáo em nói: "Hạnh phúc chỉ có bằng trí tuệ, tâm hồn, bàn tay của mình". Em nghĩ gia đình anh Thiêm, chị Hồng là một gia đình hạnh phúc, một gia đình kiểu mẫu để cho mọi người noi theo và học tập.
Nguyễn Hà Vinh, 5B
Trường Tiểu học cẩm Giàng - Hải Dương