Bài 26: Lên Mộc Châu đón Tết độc lập

  • Bài 26: Lên Mộc Châu đón Tết độc lập trang 1
  • Bài 26: Lên Mộc Châu đón Tết độc lập trang 2
Bài 26
Kể về một lễ hội của đồng bào các dân tộc mà em đã được tham dự.
Bài làm
Lên Mộc Châu đón Tết Độc lập
“Tùy Bắc là hòn ngọc ngày mai của đất nước ta” (Phạm Văn Đồng). Điện Biên Phủ là chốn đất thiêng chói lọi với chiến công “chấn động địa cầu ” bất tử.
Ai đã một lần lên Tây Bắc? Lên để chinh phục đỉnh Phan-xi-păng- nóc nhà Đông Dương cao 3.143m. Lên đi chợ phiên Mường Hum để uống vài “cử” rượu, để kết bạn. Đi để ngắm ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, tầng tầng lớp lớp từ chân núi lên đến tận chóp núi mờ xanh. Lên thăm núi Rồng ở độ cao gần 1.700m, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang để ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m2 (6 X 9) tượng trưng cho nãm mươi tư dân tộc anh em trên đất nước ta. Lên dể đi chợ trâu, nghe tiếng khèn nỉ non bên vách núi, thưởng thức bát thắng cố và hương vị rượu ngô Bắc Hà,... Và lên để ngắm nhìn “gà chín cựa” ở bản cỏi vùng “SừngTrời” (Khau Phạ) dãy Hoàng Liên Sơn.
Và tháng chín này lên Tây Bắc dự lễ hội của bà con các dân tộc anh em để chiêm ngưỡng nhũng nét đẹp văn hóa của người Thái, người Tày, người Mòng, người Giáy, người Dao.
Đặc biệt người Mông ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La là dân tộc ở Tây Bắc đón Tết độc lập to hơn cả. Cuối tháng tám, trên các ngả đường, con đèo, từng đoàn người trong bộ áo quần đẹp đẽ, đủ sắc màu kéo về thị trấn nông trường Loóng Luông, Loóng Sập,... hay trung tâm huyện để vui chơi và đón Tết độc lập.
Cách trung tâm huyện chùng 30km về phía nam, xã Loóng Luông nằm ngay ngã ba đèo Hua Tạt vào những ngày cuối tháng tám, đầu tháng chín trở nên náo nhiệt khác thường. Tiếng ngựa hí, tiếng hát, tiếng khèn rộn ràng bản làng. Hàng trăm, hàng ngàn trẻ em, thanh thiếu niên người Mông, người Thái xúng xính trong bộ quần áo mới, ô xòe, khoác vai nhau dạo chơi, chạy nhảy nô đùa. Từng tốp bà mẹ đưa con đi chơi hội, náo nức, tíu tít mừng vui. Đám trẻ con hồn nhiên nhí nhảnh, cánh phụ nữ tụm năm tụm ba xòe ô che nắng ngồi chuyện trò trên những đống đá ven đường. Các chàng trai, cô gái ánh mắt ngời lên, má hồng môi thắm, từng cặp, từng cặp phóng xe máy vun vút trên đường, chuyện trò tâm sự ríu ran như chim hót.
Trên bãi cỏ xanh bao la, hàng trăm thiếu nữ Mông trong bộ váy áo hồng sặc sỡ, mái tóc dài thướt tha, cài nơ hoa, dập dìu múa lượn theo tiếng khèn, tiếng hát. Hàng nghìn bà con các bản làng, hàng trăm du khách ngồi chật bốn phía, say sưa theo dõi và thưởng thức tiếng hát ngân nga, trầm trồ trước những cánh tay thon hồng, những bàn tay trắng nõn như những cánh bướm đang vờn bay, đang múa lượn. Các cuộc vui kéo dài từ sáng sớm đến chiều tà mà vẫn nồng nàn say mê.
Khách du lịch người nước ngoài hay người các tỉnh ở miền xuôi, kẻ ngỡ ngàng, phấn khởi, người tất bật hai tay hai chiếc máy ảnh chụp hình, nheo mắt mỉm cười thích thú. Người đi lễ hội gặp nhau, một cái bắt tay, một nụ cười, một câu chào hỏi, rồi mỗi người một cung đường, đi về mọi phương trời, nhưng ấn tượng về lễ Tết độc lập ở Mộc Châu trong tâm hồn họ nhất định sẽ có chung một mẫu số: rực rỡ, hồn nhiên và chẳng bao giờ phai nhạt.
Suối rì rầm chảy. Rừng lá lao xao. Đồng cỏ Mộc Châu sau những trận mưa trở nên ngút ngàn xanh bát ngát. Đàn bò sữa béo mập gặm cỏ trên đồi. Từ dãy núi cao, những ngọn gió Hua Tát như thể đang hát, hòa cùng điệu dân ca và tiếng khèn, nguyện cầu cho cuộc sống của bà con các bản làng Tây Bắc, của người Mông ngày một ấm no, hạnh phúc trong yên vui thái bình.
Mộc Châu xa dần. Loóng Luông,... xa dần. Nhưng những nụ cười, ánh mắt, điệu hát và bộ váy áo sặc sỡ như cánh bướm muôn hồng nghìn tía của các thiếu nữ Mông, thiếu nữ Thái vẫn làm cho du khách bồi hồi. Lễ hội Tết độc lập ở Mộc Châu rung động và xao xuyến hồn ta mãi mãi.
Mộc Châu, 2-9-2010 Nguyễn Đức Anh, 5A
Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ - Hoà Bình