Bài 4: Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác: Mùa xuân lên thăm xứ Lạng

  • Bài 4: Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác: Mùa xuân lên thăm xứ Lạng trang 1
  • Bài 4: Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác: Mùa xuân lên thăm xứ Lạng trang 2
Bài 4
Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp
ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
Bài làm
Mùa xuân lên thăm xứ Lạng
“Đường lên xứ Lạng hao xa,
Cách mấy ngọn núi với ba quãng đồng.
Ai ơi, đứng lại mà trông, .
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”.
Bạn có nhớ câu ca, lời hát ấy không?
Ngày nay, du khách từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A qua Bắc Ninh, sang Bắc Giang là đi tới Lạng Sơn.
Lạng Sơn là một trong số sáu tỉnh ở phía Bắc nước ta, có đường chung biên giới trên bộ với Trung Quốc: Quảng Ninh - Lạng Sơn - Cao Bằng - Hà Giang - Lao Cai - Lai Châu.
Những dấu tích xưa nơi xứ Lạng qua dòng chảy thời gian và lịch sử, đến nay vẫn còn in sâu trong hồn người. Trấn Nam Quan, những năm 40 đầu Công nguyên, Mã Viện - tên tướng của nhà Đông Hán sau khi tắm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào bể máu đã dựng cột đồng khắc rõ to sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt!”. Cột đồng Mã Viện tuy đã bị đổ nát nhưng lòng người dân Giao Chỉ có bao giờ quên ác mộng xâm lăng của Thiên triều.
Đến Lạng Sơn nhớ đến thăm ải Chi Lãng, thăm Ngõ Thề, thăm núi Yên Ngựa và núi Mặt Quỷ, nơi Liễu Thăng và hàng vạn quân xâm lược đã phơi thây, đã bị “cụt đầu”! Nhớ đến động Tam Thanh mà ngó nhìn lên đỉnh núi phía trước, nơi nàng Vọng Phu đứng chơ vơ giữa đất trời, mà nghĩ về nước mắt, về bi kịch trong cuộc đời xưa, nay. Tiếng hát, tiếng ru của người xưa vẫn tê tái lòng ta:
“Đồng Đăng có phô'Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh... ”.
Trong dòng chảy thời gian, đến nay phố Kỳ Lừa, chợ Kỳ Lừa, chợ Đông Kinh, chợ Tân Thanh vẫn còn đông vui tấp nập. Sắc áo chàm, sắc áo đỏ, những tấm khăn piêu trùm đầu, những sắc màu rực rỡ của tấm váy, những chú ngựa thồ và tiếng khèn nỉ non,... của các chàng trai, các cô gái Tày, Nùng, Dao,... vẫn làm ta đắm đuối, thiết tha.
sắc hồng hoa đào và hương rượu thơm ngát Mẫu Son, Cao Lộc, Lục Bình,... điệu hát then vọng từ ngôi nhà cổ, hình ảnh những pháp sư xúng xính trong bộ áo đỏ, tay cầm dao để xua đuổi tà ma nơi Bản Chu,... là những ấn tượng sâu đậm về xứ Lạng.
Lên xứ Lạng, đẹp nhất, vui nhất là mùa xuân, đi chơi chợ Kỳ Lừa, để đi trẩy hội Lồng Tồng, lễ hội cầu mưa, cầu mùa màng,... để được dạo bước trên con đường núi qụanh co, nhỏ như sợi chỉ lẫn khuất giữa núi rừng xanh từ phủ Cao Lộc hướng ra biên giới; để ngắm những ruộng bậc thang, dòng sông Kỳ Cùng - đẹp như bức tranh thuỷ mặc.
Tiếng hát then lúc nỉ non, lúc cuồng nộ, khi tha thiết, khi hiền hoà trong đêm cúng hồn ma của các làng bản Tày, Nùng,... sao có sức mạnh lay động tâm linh sâu xa thế?
Tinh xứ Lạng cũng là tình nước non...
“Ai lên xứ Lụng cùng anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em... ”
Lê Phú Xuân, 5A
Trường Tiểu học Cù Chinh Lan - Thanh Hoắ