Bài 32: Kể một lễ hội dân gian về sản xuất nông nghiệp: Đọi Sơn lại tưng bừng mở hội Tịch điền

  • Bài 32: Kể một lễ hội dân gian về sản xuất nông nghiệp: Đọi Sơn lại tưng bừng mở hội Tịch điền trang 1
Đài 32
Đọi Son lại tưng bừng mở hội Tịch điền
Theo truyền thuyết Trung Quốc có ba vị thần tối thượng là Hoàng Đế, Phục Hy và Thần Nông.
Cách đây hơn năm nghìn năm, Thần Nông đã dạy dân trồng ngũ cốc, sống bằng nghề nông. Ở Việt Nam có một số lễ hội gắn liền với đời sống trồng lúa nước như lễ xuống đồng, lễ mừng cơm mới, lễ tết trâu bò, hội thi cấy lúa,... Đầu xuân, chọn ngày tốt mở hội Tịch điền, mở đầu cho một năm cày bừa làm ăn, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, được sống trong ấm no.
Sử xưa chép: mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng bách võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn, nay thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Buổi cày hôm đó, nhà vua bắt được một nén vàng! Năm sau, vua lại cày ruộng ở Bàn Hải, bắt được một nén bạc. Vì thế, thửa ruộng vua cày trong hội Tịch điền gọi là Kim Ngân Điền.
Các vua chúa thời Lý, Trần, Lê sau này vẫn tổ chức hội Tịch điền để khuyên nông và cầu mong thái bình.
Hội Tịch điền bị mai một dưới thời Pháp thuộc và trong những năm dài chiến tranh, gần đây mới được khôi phục lại. Đầu xuân 2009 (năm Kỷ Sửu), tại Hà Nam đã long trọng mở hội Tịch điền. Tiếng trống dội vang xóm làng. Hàng nghìn, hàng vạn nông dân Đọi Sơn đã kéo về dự hội trong không khí náo nức tưng bừng. Ai cũng cần mong mùa màng tốt tươi, thanh bình, no ấm.
Nguyễn Thị Bình, 5A
Trường Tiểu học Lê Đại Hành - Hà Nam