SGK Lịch Sử 9 - Bài 21 - Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

  • Bài 21 - Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 1
  • Bài 21 - Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 2
  • Bài 21 - Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 3
  • Bài 21 - Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 4
  • Bài 21 - Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 5
  • Bài 21 - Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 6
Chương III
CUỘC VẬN ĐỘNG TIÊN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Bài 21
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 -1945
Pháp đầu hàng Kâ cáu kết ngày thêm chặt chẽ với Nhật ở Việt Năm. ỉ>ời sống nhân dân duói hai tầng áp húc, hóc lớt Nhật - Phấp vô cùng cục khố, diêu đúng.
Trong hối cánh do, ha cuộc nổi dậy đâu tiên ở Sắc Son, Nam KI và -Pớ Luong hùng nố, háo truớc cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cá nuớc.
- TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG DƯƠNG
Tháng 9 - 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. ở châu Âu, tháng 6 - 1940 quân đội phát xít Đức kéo vào nuớc Pháp. Chính phủ Pháp đáu hàng phát xít Đức. Ỏ Viển Đông, quân phiệt Nhật cũng đầy mạnh xâm luợc Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giói Việt - Trung.
Thục dân Pháp ở Đông Duong đúng truớc hai nguy cơ : một là ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Duơng sớm muộn sẽ bùng cháy ; hai là phát xít Nhật đang lăm le hất cảng chúng.
Sau khi đấu hàng Nhật ở Lạng Sơn (9 - 1940), rổi mở cửa cho chúng vào Đông Duơng, thực dán Pháp đã suy yếu rõ rệt. Nhật tiếp tục lấn buớc để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Ngày 23 -7 - 1941, tại Hà Nội, Chính phủ Pháp công bố kí kết một hiệp ước giữa Pháp và Nhật - Hiệp ước phòng thù chung Đông Dương.
Hiệp ước thừa nhộn Nhật có quyền sử dụng tất cà sân bay và cửa biển ỏ Đông Dương vào mục đích quân sụ. Khi phát dộng chiến tranh Thái Bình Dương (7 - 12 -1941), Nhật lại bát thực dân Pháp ỏ Đông Dương kí thêm một hiệp ước cam kết hợp tác với chúng về mọi mặt (như tạo mọi sự dễ dàng cho việc hành binh,'cung cấp lương thực, bó trí doanh trại, giữ gìn trật tự xã hội ỏ Đông Dương) để bào dâm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật. Kể từ đây, trong thực tế, Pháp và Nhật dã câu kết chặt chẽ với nhau trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương.
Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bé, thực dân Pháp vần có nhiều thủ đoạn gian xảo để thu được lợi nhuận cao nhất. Trước hết, chúng thi hành chính sách “kinh tê' chỉ huy”, thực chất là lại dụng thời chiến để nám độc quyền toàn bộ nén kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ đé vơ vét bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn. Thủ đoạn thứ hai là tăng các loại thuế. Riêng các khoản thuê' rượu, muối và thuốc phiện từ năm 1939 đến năm 1945 đã tàng lên gấp ba lân.
Thủ đoạn tàn ác của Nhật là thu mua lương thực, chù yếu là Ịúa gạo, theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt, một phán để cung cấp cho quân đội Nhật, một phần đé tích trữ, chuẩn bị chiến tranh. Chính thù đoạn tàn ác này đã gây ra nạn khan hiếm lương thực nghiêm trọng làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở miến Bác chết đói vào cuới năm 1944 - đâu năm 1945.
Dưới hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề của Pháp - Nhật, các táng lớp nhân dân ta bị đầy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng.
Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thê giới thứ hai có điềm gì đáng chú ý ?
Vì sao thục dân Pháp và phát xít Nhật thoá hiệp với nhau đề cùng thống trị
Đông Dưomg ?
- NHỮNG CUỘC NỔI DẬY ĐẦU TIÊN
Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 - 9 -1940)
Quàn Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút qua châu Châu : là đơn VI hành chinh ờ mièn núi, tương đương cáp huyện ờ mién đóng bàng.
 Bác Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bác Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch và thành lập chính quyên cách mạng (27 - 9 - 1940). Nhưng sau đó, Nhật đã thoả hiệp đé Pháp quay trở lại đàn áp, dổn dân, bát giết cán bộ, đốt phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản của nhân dân.
Dưới sự lành đạo của đáng bộ địa phương, nhân dân ta đã đấu tranh quyết hệt chống khủng bố, tổ chức các toán vũ trang đi lùng bất và trừng trị bọn tay sai cùa địch. Nhờ đó, các cơ sở của cuộc khởi nghĩa vần được duy trì, quân khởi nghĩa tiến dán lên lập căn cứ quân sự. Một Uỷ ban chỉ huy được thành lập đé phụ trách mọi mạt công tác cách mạng. Nhùng tài sản cùa đê' quốc và tay sai đéu bị tịch thu đem chia cho dàn nghèo và các gia đinh bị thiệt hại. Quân chúng phấn khới gia nhập đội quân cách mạng rất đông. Đội du kích Bác Sơn được thành lập và lớn dán lên,
sang năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân, hoạt động ở vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn), Võ Nhai (Thái Nguyên).
Hình 34. Lược đó khởi nghĩa Bắc Sơn
Khởi nghĩa Nam Kì (23 -11 - 1940)
Lợi dụng bối cảnh quân Pháp thua trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Duơng, quân Xiêm (Thái Lan), được phát xít Nhật xúi giục, giúp đờ đế khiêu khích và gây xung đột dọc biên giới Lào - Cam-pu-chia. Đế chống lại, thục dân Pháp đã bát binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân Nam Kì rất bất bình, đặc biệt nhiều binh linh đã đào ngũ, hoặc bí mật liên lạc với Đảng bộ Nam Kì.
Trước tình thê' cấp bách, Đảng bộ Nam Kì đã quyết định khởi nghĩa tuy chưa có sự đổng ý của Trung ương Đảng. Lệnh đình chi phát động khởi nghĩa của Trung ương Đảng từ ngoài Bác đưa vào Nam Kì tới chậm Hội nghị TƯĐCSĐD (họp tháng 11 - 1940) sau khi phân tích tinh hình các mặt đã quyết đĩnh hoãn cuộc khơi nghĩa ờ Nam Ki. Ngày 22- 11 - 1940, phái viên cùa Trung ương lá Phan Đăng Lưu mang theo lệnh hoán khởi nghiạ vé tới Sài Gòn, nhưng lệnh phát đỏng nổi dậy đã được ban bố.
. Trước ngày khởi sự, một số cán bộ chỉ huy đã bị bắt, do đó kế hoạch khởi nghĩa bị lộ. Thực dân Pháp cho thiết quân luật, giữ binh lính người Việt trong trại và tước hết khí giới của họ, ra lệnh giới nghiêm và bùa lưới săn lùng các chiến si cách mạng.
Theo kê' hoạch đã định, cuộc khởi nghĩa vần nổ ra vào đém 22 rạng sáng 23- 11- 1940 ờ hầu khắp các tình Nam Kì. Nghĩa quân triệt hạ một sô' đổn bốt giặc, phá nhiêu đường giao thông ; thành lập chính quyên nhân dân và toà án cách mạng ớ nhiéu vùng thuộc các tỉnh Mĩ Tho, Gia Định... Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đáu tiên trong cuộc khởi nghĩa này. Do thực dân Pháp đàn áp khốc hệt, cơ sở Đảng bị tổn thất nặng, nhưng một số nghĩa quân đã rút vào hoạt động bí mật chờ cơ hội hoạt động trở lại.
Binh biến Đô Lương (13 -1 -1941)
Phong trào cách mạng dâng cao đã ành hưởng đến tinh thán giác ngộ của binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Tại Nghệ An, binh lính người Việt hết sức bất bình vì bị bát sang Lào làm bia đỡ đạn cho quân Pháp.
Ngày 13-1-1941, dưới sự chỉ huy cùa Đội Cung (Nguyền Vãn Cung), binh lính đồn chợ Rạng đã nổi dậy. Tối hôm đó, họ đánh chiếm đón Đõ Lương, rổi lên ô tô kéo vé Vinh định phối hợp với số binh lính ờ đây chiếm thành. Nhưng kê hoạch không thực hiện được, Đội Cung bị Pháp bát. Mặc dù bị giặc tra tấn rất dã man, trước sau ông vần nhất định không khai và nhận hết trách nhiệm vé mình. Quân Pháp đã xử từ Đội Cung cùng 10 đông đội cùa ông, kết án khổ sai và đưa đi đày nhiéu người khác.
Các cuộc khởi nghĩa và binh biến nói trên, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Bác Sơn, đã để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích vé khởi nghĩa vũ trang, vé xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Hai cuộc khởi nghĩa Bác Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương đã diễn ra như thế nào ?
CÂU HÓI VÀ BÀI TẬP
Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương.
Sưu tầm một số thơ ca tố cáo tội ác của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật đối với nhân dân ta thời kì này.