SGK Lịch Sử 9 - Bài 5 - Các nước Đông Nam Á

  • Bài 5 - Các nước Đông Nam Á trang 1
  • Bài 5 - Các nước Đông Nam Á trang 2
  • Bài 5 - Các nước Đông Nam Á trang 3
  • Bài 5 - Các nước Đông Nam Á trang 4
  • Bài 5 - Các nước Đông Nam Á trang 5
Bài 5
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
&UỢC coi nhu nơi khởi đâu của phong trào giãi phóng dân tộc tù sau năm 1945, £>ớng Nam Á trớ thành khu vục của các quốc gia đã giành đuợc độc lập tụ do và đạt nhiều thành tụu to lớn đây ấn tuợng trong xây dụng đắt nuớc và hợp tác phát triển. Sụ ra đời và phát triển của tổ chúc ASEAN là minh chúng tiêu hiếu cho nhũng thành tụu dơ - hoà hình ốn định và hợp tác phát triển.
- TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945
Đông Nam Á là khu vực rộng gán 4,5 triệu km2, góm 11 nước với số dân 536 triệu người (ước tính năm 2002).
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, háu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
Tháng 8 - 1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đâu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nỗi dậy giành chính quyến, lật đó ách thống trị thực dân.
Ngày 17 - 8 -1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bó dộc lộp, thành lộp nước Cộng hoà In-đô-nê-xi-a. Ngày 19 - 8 -1945, nhân dân Việt Nam tổng khỏi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 8 -1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 -10 -1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lộp có chủ quyền.
Nhân dân các nước Mã Lai (nay là Ma-lai-xi-a), Miến Điện (nay là Mi-an-ma) và Phi-líp-pin đều nổi dậy đấu tranh, chống ách chiếm đóng của phát xít Nhật.
Nhưng ngay sau đó, nhiều dân tộc Đóng Nam Á lại phải câm súng tiến hành kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đê' quốc như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam... ơ nhiếu nơi khác, trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đê' quốc Mĩ, Anh đã trao trả độc lập cho Phi-líp-pin (7 -1946), Miến Điện (1- 1948), Mã Lai (8 - 1957). Như thê' cho tới giữa những năm 50 của thê' kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dân tộc...
Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á ngày càng trờ nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. Tháng 9 - 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quán sự Đông Nam Á (viết tát theo tiếng Anh là SEATO) nhàm ngăn chặn ánh hường cùa
chủ nghĩa xã hội và đầy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực. Thái Lan và Phi-líp-pin đã tham gia vào tổ chức này. Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang hai nước Lào và Cam-pu-chia.
Đ. Đài Loan
BÌNH
! Phnòm Pênh'
DƯƠNG
s Đ.PhúOuóc
Đ. Cỏn Son
Hỉnh 9. Lược đổ các nươc Đông Nam Á
Trong thời kì này, In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách hoà bình trung lập. không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.
Như thế, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phàn hoá trong đường lối đối ngoại.
- Hãy nẽu những nét nói bật cùa tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945.
-Từ giữa những nám 50 cùa thê ki XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hoá nhu thê nào trong đường lối đối ngoại ?
- sự RA ĐÒI CỦA TỔ CHÚC ASEAN
Sau khi giành được độc lặp và đứng trước những yêu cầu phát triến kinh tế, xã hội của đẩt nước, nhiéu nước Đông Nam Á chú trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhàm cùng nhau hợp tác phát triến, đỏng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ờ Đông Dương ngày càng không thuận lợi, khõ tránh khơi thát bại.
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tát theo tiêng Anh là ASEAN) đả được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước : In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
I
Hình 10. Trụ sở của ASEAN tại Gia-các-ta (In-đô-nẽ-xi-a)
Hội nghị dã ra bán Tuyên ngôn thành lập ASEAN, sau này dược gọi là Tuyên bó Băng Cốc, xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giũa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vục.
Mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mi, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia kết thúc tháng lợi. Sau đó không lâu, tháng 2 - 1976, các nước ASEAN đả kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
Hiệp ước Ba-li xác định những nguyên tắc cơ bân trong quan hệ giữa các nước thành viên như : cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình ; hợp tác phát triển có kết quá...
Lúc này, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN được cải thiện rỏ rệt, thể hiện ở việc thiết lập các quan hệ ngoại giao và bát đâu có những chuyến thăm lân nhau của nhiéu quan chức cấp cao.
Tháng 12 -1978, theo yêu câu cùa Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quàn tình nguyện Việt Nam tiến vào Cam-pu-chia, cùng với nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xa-ri. Do sự kích động và can thiệp của một số nước lớn, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN lại trờ nên căng thảng, đối đầu nhau.
Cũng trong thời kì này, từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nển kinh tế nhiều nước ASEAN đã có những chuyến biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trường cao. Các nước này đã chuyên sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng vẻ xuất kháu - thúc đáy mạnh xuất kháu hàng hoá, gán thị truờng trong nước với bên ngoài.
Tù năm 1968 đến năm 1973, kinh tế Xin-ga-po bình quân hàng năm tăng khoảng 12% và trỏ thành “con rồng” ỏ châu Á. Từ năm 1965 đến năm 1983, ỏ Ma-lai-xi-a, tóc dộ tăng trưởng là 6,3% mỗi năm. Trong nhũng năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao : tù năm 1987 đến năm 1990, tốc độ tăng trưởng mỗi năm là 11,4%.
- Trinh bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động cùa tó chức ASEAN.
Ill	- TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”
Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Bru-nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.
Từ đáu những năm 90 của thê' kỉ XX, sau Chiến tranh lạnh và vấn đé Cam-pu-chia đã được giải quyết bàng việc ki kết Hiệp định Pa-ri vé Cam-pu-chia (10 - 1991), tình hình chinh trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đâu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
Hình 77. Hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà Nội
Tháng 7 -1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li (1976). Đây là bước di dầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt dộng của khu vực Đông Nam Á. Tiếp dó, tháng 7 - 1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trỏ thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN. Tháng 4 - 1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào tổ chức này.
Như thế, ASEAN từ sáu nước đã phát triển thành mười nước thành viên. Lân đáu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam Á đéu cùng đứng trong một tó chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đóng thời xãy dựng một khu vực Đòng Nam Á hoà binh, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Năm 1992, ASEAN quyết dịnh biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (viết tắt theo tiếng Anh là AFTA) trong vòng 10-15 năm.
Năm 1994, ASEAN lập Diễn đàn khu vực (viết tắt theo tiếng Anh là ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhàm tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc họp tác phát triển của Đông Nam Á.
Một chương mới đả mở ra trong lịch sứ khu vực Đông Nam A.
CÂU HÓI VÀ BÀI TẬP
Vẽ lược đồ Đông Nam Á và điền tên thủ đô của từng nước trong khu vực này.
Tại sao có thể nói : Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX,
"một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á" ?