SGK Lịch Sử 9 - Bài 33 - Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

  • Bài 33 - Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) trang 1
  • Bài 33 - Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) trang 2
  • Bài 33 - Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) trang 3
  • Bài 33 - Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) trang 4
  • Bài 33 - Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) trang 5
Bài 33
VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỐI MỚI ĐI LÊN CHÚ NGHĨA XÁ HỘI (Từ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000)
Trong 75 năm đầu trên đuờng đổi mới đì lên chú nghĩa xã hội tù . Oại hội đại hiếu toàn quốc lần thú VI của Oàng, nuóc ta thục ■ hiện ha kế hoạch Nhà nuóc 5 nắm (1936 -1990; 1991 -1995;
1996 - 2000) phát triển kinh tế - văn hoá.
I - ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
Trong hơn một thập niên thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng Việt Nam đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng ké trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém ngày càng lớn, đưa đất nước ta lâm vào tinh trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế, xã hội.
Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng tiến lên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.
Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, những thay đổi của tình hình thê' giới và trong quan hệ giữa các nước, nhất là đứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, cũng đòi ■ hòi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.
Hình 83. Đại hội đại biếu toàn quốc lân thứ VI của Đảng tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội
Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986) và được điêu chỉnh, bổ sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 - 1991), lán thứ VIII (6 - 1996), lần thứ IX (4 - 2001).
Đổi mói đất nước di lên chủ nghĩa xã hội không phái là thay dổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy dược thực hiện có hiệu quá bằng những quan điểm đúng dán về chủ nghĩa xã hội, những hình thủc, bưóc đi và biện pháp thích hợp.
Đổi mới phái toàn diện và dồng bộ, từ kinh tế, chính trị dến tổ chủc, tu tưỏng, văn hoá, dổi mái kinh tế phải gắn liền vói dổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là dổi mới về kinh tế.
Cách mạng xã hội chù nghĩa ớ nước ta chuyền sang thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cành đát nước và thê giới như thê nào ?
Theo em, phái hiểu đói mới đất nước đi lên chù nghĩa xã hội như thê nào ?
II - VIỆT NAM TRONG 15 NÃM THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MÓI (1986 - 2000)
Đường lối đổi mới của Đảng được sự hưởng ứng rộng rải của dư luận xã hội, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và đạt được thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), cả nước tập trung sức người sức của nhàm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của ba chưong trình kinh tế : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Hình 84. Khai thác dáu ở mỏ Bạch Hổ trẽn Biền Đông
Kết quá là nước ta tự chỗ thiếu ăn hằng năm (năm 1988, ta phải nhập hon 45 vạn tấn gạo), đến năm 1990, đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khổu, góp phần quan trọng ổn định đòi sóng nhân dân. Hàng hoá trên thị trường dồi dào, nhất là hàng tiêu dùng, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tăng. Các cơ sỏ sân xuất đã gắn chặt với nhu cầu thị trường.
Kinh tế dối ngoại. phát triển nhanh và mỏ rộng về quy mô, hình thức. Hàng xuất khẩu tâng ba lần. Từ năm 1989, ta mở rộng thêm hàng xuất khẩu có giá trị lớn như gạo, dầu thô ; năm 1989, ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo (đúng hàng thứ ba sau Thái Lan và Mì).
Hình 85. Xuất khầu gạo tại cảng Hải Phòng
- Trong kế hoạch 5 năm (1991 - 1995), cả nước phấn đấu vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kính tế, xả hội, tăng cường ổn định chính trị, đưa nước ta vé cơ bản ra khơi tình trạng khủng hoảng.
Sau 5 năm thực hiện kế hoạch (1991 -1995), tình trạng đình đón trong sân xuất, rói ren trong lưu thông dược khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sân phàm trong
nước tăng bình quân hằng năm là 8,2%.
H'inh 86. Công trình thuỷ điện Y-a-ly
Nạn lạm phát ỏ múc cao tùng bước bị dđy lùi. Kinh tế đói ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khau mỏ rộng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh.
Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hon vói nhu câu phát triển kinh tế - xã hội, thích nghi dần với cơ chê' thị truờng.
- Trong kê' hoạch 5 năm (1996 - 2000), mục tiêu đé ra là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bên vững đi đôi với giải quyết những vấn đé bức xúc vé xã hội ; bào đàm quốc phòng, an ninh ; cài thiện đời sống nhân dãn ; nâng cao tích luỷ từ nội bộ nên kinh tế.
Sau 5 năm thực hiện kế hoạch (1996 - 2000), nền kinh tế vẫn giữ duợc nhịp độ tăng trưởng khá, tổng sàn phâm trong nuớc tăng bình quân hằng năm 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vũng ổn định kinh tế, xã hội.
Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển. Trong 5 năm, xuất khẩu dạt 51,6 tỉ USD, tăng bình quân hằng năm 21% ; nhập khau đạt 61 tỉ USD, tăng bình quân hằng năm 13,3% ; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài dưa vào thực hiện dạt 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so vối 5 năm trước.
Khoa học và công nghệ có bước chuyến biến tích cực. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới cả vé quy mô, chát lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất.
Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mờ rộng.
Hình 87. Lẻ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ bảy của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN)
Những thành tựu đạt được trong 15 năm thực hiện ba kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 - 2000) đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, cùng cố vững chác độc lập dân tộc và chê' độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Bên cạnh thành tựu và tiến bộ, chúng ta gặp không ít khó khăn và yếu kém trên nhiéu mặt:
Nén kinh tế phát triển chưa vững chác, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
Một số vấn đê vãn hoá, xã hội còn bức xúc và gay gát, chậm được giải quyết.
Tình trạng tham nhũng, suy thoái vẻ tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
Tình hình đó đòi hỏi nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, không ngừng phấn đấu đế vưon tới những đỉnh cao mới theo con đường đúng đán đã được xác định : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bàng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hình 88. Một khu chung cư ờ Hà Nội
Hình 89. Thành phố bẽn sông Hàn (Đà Nảng)
Hình 90. Một góc Thành phố Hổ Chi Minh
- Nhân dân ta đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện ba kê hoạch Nhà nước 5 năm (1986 -1990,1991 -1995,1996 - 2000) ?
CÂU HÓI VÀ BÀI TẬP
Trình bày ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế - văn hoá trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000).
Nêu những khó khăn, tồn tại về kinh tế - văn hoá sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000).