SGK Lịch Sử 9 - Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)

  • Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 1
  • Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 2
  • Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 3
  • Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 4
  • Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 5
  • Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 6
  • Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 7
  • Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 8
  • Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 9
Bài 26
Bựớc PHÁT TRIẼN MỚI
CỦA CUỘC KHÁNG CHIÊN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 -1953)
Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đánh dấu huớc phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc, quân ta giành kà giũ vũng quyền chủ động đánh dịch trển chiến trường.
Oại hôi đại hiếu lân thú II của Oàng là Oại hội đày mạnh kháng chiến đến thắng lợi.
I - CHIẾN DỊCH BIÊN GIÓI THU - ĐÔNG 1950
Hoàn cảnh lịch sử mới
Sau chiến dịch Việt Bác thu - đông 1947 và Cách mạng Trung Quốc tháng lợi (1 - 10 - 1949), tình hình Đông Duơng và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, không lợi cho thục dân Pháp. Bị thất bại trên kháp các chiến trường Việt Nam và Đông Dương nên thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Lợi dụng tình hình đó, Mĩ can thiệp sâu và “dinh hu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Hình 46. Ban Thường vụ Trung ương Đáng họp bàn.mờ chiến dịch Biên giới
- Bước vào thu - đòng 1950, ám mưu cùa Pháp và Mĩ ở Đông Dương như thê nào ?
Quân ta tiến công địch ờ biên giới phía Bắc
Với viện trợ vể tài chính và quàn sự của Mĩ, thực dãn Pháp đã thực hiện “Kế hoạch Rơ-ve”, nhàm “khoá cửa biên giới Việt - Trung” bàng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đuờng số 4 và “cô lập càn cứ địa Việt Bác” với đồng bàng Liên khu III	Liên khu III : bao góm Hà Nội, Hà Tày, Hà Nam, Nam Định, Ninh Binh, Hoà Bình, Sơn La và Lai Cháu.
 và Liên khu IV	Liên khu IV : bao góm Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tinh, Quảng Bình, Quáng Trị, Thùa Thiên.
, thiết lập “Hành lang Đông - Tây” (Hải Phòng - Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La). Trên cơ sở đó, chúng chuẩn bị một kế hoạch có quy mô lớn nhầm tiến công căn cứ địa Việt Bác lần thứ hai.
Hình 47. Lược đó chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
Để phá âm mưu đó, tháng 6 - 1950 Trung ương Đảng và Chinh phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhàm tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch,'khai thông con đường hên lạc quốc tế giữa nước ta và Trung Quốc với các nước dân chủ trên thế giới, mở rộng và cúng cố càn cứ địa Việt Bác, tạo điéu kiện đầy mạnh công cuộc kháng chiến.
Với lực lượng áp đáo, quân ta tiêu diệt Đông Khê (sáng 18 - 9), uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập ; hệ thống phòng ngự cùa địch trên Đường số 4 bị lung lay.
Quân Pháp ở Cao Bàng được lệnh rút theo Đường sổ 4, đổng thòi lực lượng của chúng ở Thất Khê cũng được lệnh tiến đánh Đông Khé để đón cánh quân từ Cao Bàng xuống, rỗi cùng rút vé xuôi.
Đoán trước ý định cùa địch, quân ta mai phục chặn đánh trên Đường sô' 4, hai cánh quân Cao Bàng và Thất Khẽ bị thiệt hại nặng nên không hên lạc được vói nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút vé Na Sám, rổi Lạng Son và đến ngày 22-10 thì rút khỏi Đường số 4.
Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta hoạt động mạnh ỏ tà ngạn sông Hồng, ở Tây Bắc và trên Đường só ó, buộc Pháp phải rút khỏi thị xã Hoà Bình. Phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ỏ Bình - Trị - Thiên, Liên khu v Liên khu V bao góm : Quàng Nam, Quảng Ngãi, Binh Định, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Binh Thuận, Đác Lác, Lâm Đóng.
 và Nam Bộ.
Sau han một tháng chiến đâu trên mặt trận Biên giới (từ ngày 16-9 đến 22 - 10 - 1950), quân dân ta đã giải phóng vùng biên giói Việt - Trung, từ Cao Bàng đến Đình Lập vói 35 vạn dân. “Hành lang Đông - Tây” bị chọc thủng o Hoà Bình. Thế bao vây cả trong lẩn ngoài cùa địch đối với căn cứ địa Việt Bác bị phá vở. Kế hoạch Ro-ve của Pháp bị phá sản.
Tại sao ta mở chiên dịch Biên giới thu - đông 1950 ?
Dựa vào lược đô (Hình 47), trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
II - ÂM MUU ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH
XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG CỦA THỰC DÂN PHÁP
Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, thực dãn Pháp thực hiện âm mưu giành lại quyền chù động chiến lược đã mất. Đê quốc Mi tăng cường viện trợ đê Pháp đáy mạnh chiến tranh.
“Hiệp định phòng thủ chung Đông Duong” ngày 23 - 12 - 1950 là hiệp định viện trọ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và bù nhìn, quá dó Mĩ buộc Pháp lệ thuộc vào mình, từng buớc thay chân Pháp ỏ Đông Dưong.
Dựa vào viện trợ ngày càng tăng của Mĩ, thực dân Pháp đẩy manh hon nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương. Kế hoạch Đo Lát đờ Tát-xi-nhi được đẽ ra tháng 12 - 1950 nhầm thực hiện âm mưu đó. Đãy là kế hoạch của địch nhàm gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp vói phản cóng và tiến công lực lượng cách mạng.
- Sau thất bại trong chiên dịch Biên giói thu - đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mi có âm mưu gì ở Đóng Dương ?
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỀU LẦN THÚ II CỦA ĐẢNG (2-1951)
Đế đáp ứng yêu cầu đầy mạnh kháng chiến đến tháng lợi, tháng 2 - 1951 Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu lần thứ II tại Chiêm Hoá - Tuyên Quang.
Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày trước Đại hội dã tổng kết kinh nghiệm mấy chục năm vận động cách mạng của Đảng, nêu rõ nhùng nhiệm vụ trước mắt của toàn Đàng, toàn quân, toàn dân ta, dưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, đồng thòi vạch rõ tiền dồ của cách mạng Việt Nam.
Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ chủ yếu trước mắt cùa cách mạng Việt Nam là : “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhát, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hoà bình thê' giới”.
Hình 48. Đại hội đại biéu lán thứ II cùa Đàng
Bàn về cách mạng Việt Nam nêu nhiệm vụ chống phong kiến phái được thực hiện đống thời với nhiệm vụ chống đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch đổ vừa bói dường lực lượng kháng chiến, vừa giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân kháng chiến.
Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đáng Lao động Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đối với Lào và Cam-pu-chỉa, Đại hội chủ trưong xây dựng ở mỗi nước một đảng riêng phù hợp với điêu kiện cụ thể của mỗi nước để lãnh đạo cách mạng đến tháng lợi.
Đại hội đà báu ra Ban Chấp hành Trung ưong và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
Đại hội lân thứ II là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đàng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có tác dụng thúc đầy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến tháng lợi.
- Nêu nhũng nội dung cơ bán của Đại hội đại biếu lần thứ II của Đảng.
- PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT
về chính trị, ngày 3-3-1951, Việt Minh và Hội Liên Việt họp Đại hội đại biéu đã quyết định thống nhất hai tổ chức thành một mặt trận duy nhất là Mặt trận Liên hiệp Quốc dãn Việt Nam (gọi tát là Mặt trận Liên Việt). Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mát trước đại biéu nhân dân tham dự Đại hội.
Hình 49. Những đại biểu tham dự Đại hội toàn quốc thống nhát Việt Minh - Liên Việt
Ngày 11 - 3 - 1951, Mặt trận Liên Việt, Mãt trận Khơ-me và Mặt trận Lào đại diện cho nhân dân ba nước họp Hội nghị đại biếu, thành lập “Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào” trên co sờ tự nguyện, binh đẳng và tôn trọng chủ quyén cùa nhau.
Trên mặt trận kinh tế, năm 1952, Đảng và Chính phủ đé ra cuộc vận động tâng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, đã lôi cuốn mọi người, mọi ngành, mọi giới tham gia.
Đi đôi với đầy mạnh sản xuất, Đảng và Chính phủ đé ra nhiều chính sách nhàm chấn chỉnh chê' độ thuế khoá, xây dựng nén tài chính, ngân hàng và thương nghiệp.
Để bói dường sức dàn, trước hết là nông dán, đầu năm 1953 Đảng và Chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Tháng 12 - 1953, kì họp thứ ba Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua “Luật cải cách ruộng đất” và quyết định tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do.
Từ tháng 4 - 1953 đến tháng 7 - 1954, ta thực hiện tất cả 5 đợt giảm tò và đợt 1 cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.
Đến cuối năm 1953, tính từ Liên khu IV trỏ ra, cách mạng dã tạm cấp hơn 18 vạn hécta ruộng đất của thực dân, địa chủ, ruộng dất vắng chủ và ruộng đất bỏ hoang cho nông dân.
về văn ho á giáo dục, cải cách giáo dục đé ra từ tháng 7 - 1950 được tiếp tục thực hiện theo ba phương châm : phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh.
só người đi học và học sinh phổ thông năm 1954 đều tăng so với năm 1950 : cấp I - tăng 130%, cấp II và III - tăng 300%. Năm 1954, số sinh viên đại học và trung học chuyên nghiệp là 4 247 người. Từ năm 1951 đến năm 1953, ta dào tạo dược 7 000 cán bộ kĩ thuật; đến năm 1954, ta có 3 400 học sinh dược gửi đi học nước ngoài.
Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu và lan rộng trong các ngành, các giới, làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú. Ngày 1 - 5 - 1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mâu toàn quốc lần thứ I với 154 cán bộ và chiến sĩ tiêu biéu cho các ngành được khai mạc tại căn cứ địa Việt Bác. Đại hội tổng kết, biểu dương thành tích của phong trào thi đua yêu nước và chọn được 7 anh hùng.
- Hãy nêu những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội đại biểu lần thú II cùa Đảng.
- GIỮ VỮNG QUYÊN CHỦ ĐỘNG ĐÁNH ĐỊCH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG
Sau chiến tháng Biên giới thu - đông 1950, quân ta hèn tiếp mở những chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch ở chiến trường vùng rừng núi, trung du và đổng bàng, nhàm phá âm mưu đầy mạnh chiến tranh của Pháp - Mĩ, giữ vững quyên chủ động đánh địch.
Trên chiến trường trung du và đóng bàng, trong đông - xuân 1950 - 1951, quân ta mở ba chiến dịch : chiến dịch Trung du (Trán Hưng Đạo) đánh địch ở Vĩnh Yên, Phúc Yên ; chiến dịch Đường số 18 (Hoàng Hoa Thám) đánh địch trên Đường số 18 từ Phả Lại đi Uõng Bí; chiến dịch Hà - Nam - Ninh (Quang Trung) đánh địch ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Trong ba chiến dịch, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hon 1 vạn tên địch, tiêu diệt nhiều cứ điểm quan trọng của chúng.
Sau khi rút kinh nghiệm ba chiến dịch mở ra ỏ vùng trung du và đồng bàng - là những chiến trường có lợi cho địch, ta chủ trưong chi mờ các chiến dịch tiến công tiếp sau ờ vùng rừng núi - là chiến trường có lọi cho ta.
Từ ngày 9 đến ngày 14 - 11 - 1951, Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi tập trung 20 tiéu đoàn bộ binh, có pháo binh, co giói, máy bay phối hợp đánh chiếm Hoà Bình, nhàm giành lại quyền chủ động đã mất trên chiến trường Bác Bộ, nối lại “Hành lang Đông - Tây”, chia cát căn cứ địa Việt Bác với Liên khu III và Liên khu IV.
Ngày 10-11, Pháp cho quân nhảy dù xuống Xuân Mai, Chợ Bến (Hoà Bình), hai cánh quân thuỷ và bộ có máy bay yểm trọ, theo sông Đà và Đường số ó tiến vào thị xã Hoà Bình.
Thực dân Pháp tập trung lực lượng đánh Hoà Bình, nên chúng phải rút bớt quân ở đồng bàng, đó là co hội tốt để ta đánh địch. Ta vừa cho quân bao vây, truy kích tiêu diệt địch trên mặt trận Hoà Bình, vừa đầy mạnh hoạt động chong phá kê' hoạch bình định đổng bàng Bác Bộ cùa chúng, thúc đầy phong trào chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, buộc chúng phải rút khởi Hoà Bình, kết thúc chiến dịch vào ngày 23 - 2 - 1952.
Tiếp tục thực hiện phưong châm “đánh chắc tháng” và phưong hướng chiến lược “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, bộ đội ta chuyến hướng tiến công địch trên chiến trường rừng núi, mở chiến dịch đánh địch ớ Tây Bác, nhàm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đất đai và nhân dân, mở rộng cãn cứ địa khang chiến, phát triển chiến tranh du kích.
Hình 50. Lược đó chiến dịch Tây Bác
Mở đầu chiến dịch, ngày 14 - 10 - 1952 quân ta tiến công địch ở Nghía Lộ ; tiếp đó đánh vào Lai Châu, Sơn La và Yên Bái.
Sau hơn hai tháng chiến đấu (từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 12 - 1952), ta giải phóng toàn tỉnh Nghĩa Lộ, hầu hết tỉnh Sơn La (trù Nà Sân), bón huyện thuộc Lai Châu, hai huyện thuộc Yên Bái, vói 25 vạn dân, phá âm muu lập “xứ Thái tự trị” của dịch.
Đầu năm 1953, Trung ương Đảng và Chính phủ ta cùng với Chính phủ kháng chiến Lào và Mạt trận ít-xa-la cùa Lào thoẳ thuận mở chiến dịch Thượng Lào, nhàm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đất đai và nhân dân, mở rộng căn cứ du kích, đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào. Ngày 8 - 4 - 1953, chiến dịch bát đáu.
Sau gán 1 tháng chiến đấu, Liên quân Việt - Lào giải phóng toàn tỉnh Sám Nua, một phân tỉnh Xiêng Khoáng và tỉnh Phong Xa-lì vói 30 vạn dân. Căn cứ kháng chiến ỏ Thuợng Lào duợc mỏ rộng, nối liền vói Tây Bắc Việt Nam, tạo thế mói dể uy hiếp địch.
- Hãy nêu những tháng lợi vè quăn sự của ta tiếp sau thắng lợi Biên giới thu - đông 1950.
CÂU HÓI VÀ BÀI TẬP
Những sự kiện nào chứng tỏ từ chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới ?
Lập bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu - đông 1950 đến trước đông - xuân 1953 - 1954.