SGK Lịch Sử 9 - Bảng tra cứu một số thuật ngữ

  • Bảng tra cứu một số thuật ngữ trang 1
  • Bảng tra cứu một số thuật ngữ trang 2
  • Bảng tra cứu một số thuật ngữ trang 3
BÀNG TRfl cũu MỘT số THUỘT ngữ
A
An toàn khu: khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tô' "địa lợi, nhân hoà", nhất là có cơ sở quần chúng cách mạng vững chắc, đảm bảo an toàn cho cán bộ và cơ quan lãnh đạo cách mạng hoạt động thuận lợi.
-Áp chiến /uọc.-một kiểu trại tập trung của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam tại những vùng do chúng kiểm soát. Âp chiến lược được xây dựng, canh phòng nghiêm ngặt nhằm dồn dân sống tập trung, tách dân khỏi cách mạng, rồi đẩy họ đến chỗ chống lại cách mạng.
B
Bào hộ: hình thức cai trị của đế quốc thực dân đối với một nước bị xâm lược bằng cách dùng bộ máy chính quyền thực dân, đặt lên trên chính quyền bản xứ còn tổn tại về hình thức.
Bân cùng hoá .-chính sách bóc lột của đế quốc thực dân đối với các nước thuộc địa làm cho công nhân, nông dân và nhân dân lao động trở thành nghèo khổ đến cùng cực.
-Binh biến: cuộc phản kháng lại mệnh lệnh cấp trên của một lực lượng sĩ quan và binh sĩ, hay một sô' đơn vị quân đội, mà hình thức cao nhất là nổi dậy chống chính quyền, có thể dẫn tới thay đổi tình hình chính trị trong nước. Binh biến có ý nghĩa tiến bộ hay phản động tuỳ theo tính chất, mục đích của nó.
-Binh dân học vụ .-phong trào xoá nạn mù chữ trong toàn dân do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phát động theo sắc lệnh ngày 8-9-1945.
Bình dịnh: thực hiện chính sách đàn áp nhằm dập tắt mọi sự chống đối, thực hiện ách thống trị và bóc lột của thực dân và đê' quốc.
-Bùnhìn .-người giữ một chửc vụ (hay chính phủ) do người khác (hoặc nước khác) đặt ra (hay dựng lên) và điều khiển, bản thân không có thực quyền.
ẹ
Căn cúdịa cách mạng .-khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tô' "địa lợi, nhân hoà", "tiến có thể đánh, lui có thể giữ", có cơ sở vững chắc về kinh tê' và quân sự, được dùng làm nơi xây dựng lực lượng cách mạng (gồm lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang) để từ đó phát triển rộng ra các nơi khác ; là nơi cung cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ về tinh thần, chính trị trong khởi nghĩa và chiến tranh nhân dân.
Chiến dịch: các trận chiến đấu diễn ra trên một chiến trường và trong một thời gian, tiến hành theo kê' hoạch và ý định thống nhất, nhằm thực hiện mục đích chiến lược nhất định.
Chiến khu: vùng căn cứ cách mạng, nơi ở và làm việc của các cơ quan lãnh đạo cách mạng trong thời kì khởi nghĩa và kháng chiến.
Chiến luọc:chiến lược cách mạng : phương châm và kê' hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng trong suốt cả một thời kì của cuộc đấu tranh xã hội - chính trị.
Chiến thuật :cách đánh trong từng trận : chiến thuật phục kích, chiến thuật lấy ít đánh nhiều.
Chinh cuong (chánh cuong): đường lối chính trị chủ yếu của một đảng trong đó nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất, nêu hình thức tổ chức, phương pháp hoạt động.
Chinh quớ:: chỉ nước đế quốc, thực dân để phân biệt với thuộc địa của nước đó.
Đ
‘'Đại cách mạng văn hoá vô sán": do Mao Trạch Đông phát động và lãnh đạo từ tháng 5-1966 đến tháng 10-1976 ; mở đầu bằng việc phê phán trong lĩnh vực vãn hoá nghệ thuật, sau lan rộng ra toàn xã hội với các cuộc đấu tố, đập phá hết sức hỗn loạn. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời (tháng 9-1976), cuộc "Đại cách mạng vãn hoá vô sản" kết thúc.
Đông Ti-mo; quốc gia mới, thứ 11 ở Đông Nam Á từ tháng 5-2002. Là vùng đất ở phía đông đảo Ti-mo, có diện tích rộng 14.609 km2 và dân số khoảng 800 000 người. Nãm 1566 là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Tháng 3-1974, được trao trả độc lập. Sau 24 năm sáp nhập vào In-đô-nê-xi-a, ngày 20-5-2002, Đông Ti-mo đã chính thức làm lễ tuyên bố độc lập với tên gọi chính thức "Cộng hoà dân chủ Timor Larosae".
Đồng khởi: cuộc khởi nghĩa nổ ra đổng loạt, đều khắp.
-Đóngminh: các nước liên kết để thực hiện một mục đích. Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam (1954 - 1975), thời kì "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968), một số nước (Hàn Quốc, Phi-líp-pin, Thái Lan, Niu Di-lân, ô-xtrây-li-a) đã gửi quân cùng với quân Mĩ, quân Sài Gòn tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam, phá hoại miền Bắc.
tí
Hậu phuong: vùng có điều kiện nhất định đáp ứng nhu cầu xây dựng về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự và văn hoá để trực tiếp phục vụ cho tiền tuyến chiến đấu.
Hiệp dinh: văn bản ngoại giao kí kết giữa hai (hoặc nhiều nước) xác định một số vấn đề về mối quan hệ chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá... giữa hai hoặc nhiều nước.
R
- Kinh tế hàng hoá: nền kinh tế sản xuất sản phẩm để tiêu thụ ở thị trường. Chủ trương đổi mới của Đảng ta nhằm xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
-Kinh tế tự cung tự cãp: nền kinh tế sản xuất sản phẩm chỉ mới đáp ứng cho nhu cầu nội bộ, chưa thành hàng hoá.
- Luận cuông chinh trị. đề cương về những vấn đề đường lối và nhiệm vụ chính trị cơ bản của một đảng.
M
-Mậttrận: - Nơi xảy ra chiến sự : mặt trận Điện Biên Phủ.
Lĩnh vực đấu tranh : mặt trận ngoại giao...
Tổ chức tập hợp nhiều lực lượng chính trị, xã hội cùng phấn đấu cho mục đích chung : Mặt trận Tổ quốc.
p
Phàn bệt chùng tộc (A-pác-thai) ;là chính sách của chính quyền thiểu số người da trắng nhằm phân biệt chủng tộc và đối xử dã man với người da đen ở một số nước miền Nam châu Phi. Ở Cộng hoà Nam Phi, nhà cầm quyển da trắng đã ban bô' trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của người da đen và da màu, quyền bóc lột được ghi vào hiến pháp nước này. Các nước tiến bộ trên thế giới đều lên án gay gắt chính sách A-pác-thai. Liên hợp quốc coi A-pác-thai là "một tội ác chống nhân loại".
5
Sách luọc: những hình thức tổ chức và đấu tranh để giành thắng lợi trong một cuộc vận động chính trị. Sách lược mềm dẻo.
T
Tam dân (chủ nghĩa) : dựa trên học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn với ba nội dung lớn là Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc.
Tập kích: lợi dụng chỗ sơ hở rồi bất ngờ tiến công, đánh úp.
Thiết xa vận: chiến thuật quân sự của Mĩ được sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, dùng thiết giáp để vận chuyển nhanh chóng các đơn vị chiến đấu đánh bất ngờ đối phương.
Thục túc binh cuông,-trong chiến tranh, lương thực, thực phẩm dổi dào thì quân đội sẽ mạnh, bảo đảm đánh chắc thắng.
Tiêu thổ .-chính sách thực hiện "vườn không nhà trống", phá huỷ các cơ sở trọng yếu (nhà cửa, cầu cống...) để chống giặc xâm lược.
-Tôi hậu thư: thư gửi lần cuối cùng nêu những yêu cầu, điều kiện, buộc đối phương phải theo, nếu không sẽ bị tấn công.
Tồng khởi nghĩa . khởi nghĩa đổng loạt ở mọi nơi trong cả nước.
Tống tiến công :cbủ động tiến đánh mạnh mẽ quân địch, cùng một thời gian, trên tất cả các mặt trận.
Trật tựthê giới :hiện nay có nhiều định nghĩa về Trật tự thế giới. Có thể hiểu Trật tự thế giới là sự sắp xếp, phân bổ và cân. bằng quyền lực giữa các cường quốc nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống các quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới được xác lập có thể gắn liền với chiến tranh thế giới (như Trật tự Véc-xaỉ - Oa-sinh-tơn và Trật tự hai cực l-an-ta trong thế kỉ XX), hoặc như Trật tự thế giới ngày nay sau "chiến tranh lạnh" đang trong quá trình hình thành.
Trục thăng vận .-chiến thuật quân sự của Mĩ được sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, dùng máy bay lên thẳng vận chuyển nhanh chóng các đơn vị chiến đấu đánh bất ngờ đối phương.
Trung câu dân ý: một hình thức lấy ý kiến nhân dân về một việc gì đó, có thể bằng cách bỏ phiếu kín như bầu cử.
Tự lục cánh sinh .-đường lối cách mạng, dựa vào sức mạnh của nhân dân là chính để tiến hành đấu tranh thắng lợi, không ỷ lại vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.