SGK Lịch Sử 9 - Bài 9 - Nhật Bản

  • Bài 9 - Nhật Bản trang 1
  • Bài 9 - Nhật Bản trang 2
  • Bài 9 - Nhật Bản trang 3
  • Bài 9 - Nhật Bản trang 4
  • Bài 9 - Nhật Bản trang 5
Bài 9
NHẬT BÀN
Tù một nuớc bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng né, Nhạt Bản đã vuơn lẻn mạnh mé, trớ thành một siêu cuờng kinh tế, đúng thú hai trên thế giới. Tù sụ phát triển "thân kì" ấy của đắt nuớc "Mặt Trời mọc", các quốc gia đang phát triển có thể rút ra nhiều kinh nghiệm chơ cổng cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đắt nuớc của mình.
- TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và lân đâu tiên trong lịch sử của mình bị quản đội nước ngoài chiếm đóng. Sau chiến tranh, đất nước Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tê' bị tàn phá hết sức nặng nê; đổng thời xuất hiện nhiều khó khăn bao trùm đất nước, đó là : thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn luông thực, thực phẩm và hàng hoá tiêu dùng, lạm phát nặng né...
Nhưng củng ngay sau chiến tranh, dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành như ban hành Hiến pháp mới (1946) có nhiêu nội dung tiến bộ ; thực hiện cải cách ruộng đất (1946 - 1949) ; xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh ; giải giáp các lực lượng vũ trang ; giải thể các công ti độc quyên lớn ; thanh lọc các phân tử phát xít ra khỏi các'Cơ quan nhà nước ; ban hành các quyên tự do dân chủ (luật Công đoàn, đé cao địa vị phụ nữ, trường học tách khỏi ảnh hưởng tôn giáo...). Những cải cách này đã mang lại luông không khí mới đối với các tâng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
- Hãy nêu nội dung những cái cách dân chù ở Nhật Bán sau Chiến tranh thể giới thứ hai và ý nghĩa cùa chúng.
- NHẬT BẢN KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH
Nén kinh tê' Nhật Bản dân được khôi phục và chỉ bát đâu phát triển mạnh mẽ khi Mi tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6 - 1950) - được coi là “ngọn gió thần” đối với nén kinh tế Nhật Bản. Bước sang những năm 60 của thê' kỉ XX, khi Mi gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nén kinh tè' Nhật Bản lại có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng “thán kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thê' giới tư bản chủ nghĩa.
Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bân chỉ mói đạt 20 tỉ USD, bằng 1/17 của Mĩ, nhưng đến năm 1968 dã dạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới - sau Mĩ (830 tỉ USD).
Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, vượt Mĩ và dứng thứ hai trên thế giới - sau Thuỵ Sĩ (29850 USD).
Về công nghiệp, trong những năm 1950 - 1960, tóc dộ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961 - 1970 là 13,5%.
Về nông nghiệp, trong những năm 1967-1969, nhò áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện dại, đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới - sau Pê-ru.
Kết quả là từ những năm 70 cùa thê ki XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tê' - tài chính của thê' giới. Sự tăng trưởng kinh tê' nhanh chóng của Nhật Bản gán hên với những điêu kiện quốc tê' thuận lợi như sự phát triển chung của nén kinh tê' thê' giới, những thành tựu tiến bộ củacuộc cách mạng khoa học - kì thuật hiện đại... và chù yếu là từ những nhân tớ có ý nghĩa quyết định của chính Nhật Bản. Đó là :
Truyền thống vãn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẳn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vần giữ được bản sác dân tộc ;
Hệ thống tổ chức quân lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản ;
Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đé ra các chiến lược phát triển, nám bát đúng thời cơ và sự điều tiết cán thiết đế đưa nén kinh tế liên tục tăng trưởng ;
Con người Nhật Bản được đào tạọ chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đẻ cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
Nén kinh tê' Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế như hâu hết năng lượng, nguyên liệu đẻu phải nhập từ nước ngoài, sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ và nhiều nước khác...
Hình 18. Tàu chạy trên đệm từ cùa Nhật Bàn đã đạt tốc độ 400 km/giờ
Hình 19. Trông trọt theo phương pháp sinh học : nhiệt độ, độ ầm và ánh sáng đêu do máy tính kiềm soát
Hình 20. Cáu Sê-tỏ ô-ha-si nối liên các đảo chính Hôn-Xiu và Xi-cô-cư
Sau một thời kì phát triển liên tục, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nén kinh tê Nhật Bàn đã lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng tháy từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giâm sút liên tục : những năm 1991 - 1995 là 1,4%, năm 1996 nhích lên 2%, nhưng đến năm 1997 lại xuống âm 0,7%, năm 1998 - âm 1,0%, năm 1999 - âm 1,19%. Nhiều công ti bị phá sàn, ngân sách thâm hụt. Dư luận thế giới nhộn xét rằng : "Nước Nhật dã đánh mất 10 năm cuối cùng của thế kỉ XX". Những biện pháp khắc phục của chính phủ dã không thu dược kết quà như mong muốn.
- Hãy nêu nhũng dán chứng tiêu biểu về sự phát triền thần kì cùa nèn kinh tế
Nhật Bán trong những nám 70 cùa thê kỉ XX.
- CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CUA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
về đối nội, nhờ những cải cách sau chiến tranh, Nhật Bản đã chuyển từ một xã hội chuyên chế sang một xã hội dân chủ. Đảng Cộng sản và nhiêu chính đảng khác được công khai hoạt động, phong trào bãi công và các phong trào dân chủ phát trién rộng rãi. Suốt một thời kì dài từ năm 1955 đến năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do (LDP), đại diện cho quyén lợi của giai cấp tư sản liên tục cầm quyên. Nhưng từ năm 1993, Đảng Dân chù Tự do đã mất quyén lập chính phủ, phải nhường chỗ hoặc hên minh với các lực lượng đối lập.
Đây là một sụ kiện quan trọng, một mốc trong đời sóng chính trị ỏ Nhật Bán. Tình hình chính trị Nhật Bán không thật ổn định, có lúc chỉ trong một thời gian, các chính phủ liên tiếp thay đổi, đòi hỏi phải có một mô hình chính trị mới vói sụ tham gia cầm quyền của nhiều chính đảng.
Về đối ngoại, sau chiến tranh Nhật Bản là một nước bại trận, hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ vé chính trị và an ninh. Ngày 8-9-1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”, theo đó, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ và để Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật đã được gia hạn vào các năm 1960, 1970 và được nâng cấp vào những năm 1996, 1997. Nhờ đó, trong thời kì Chiến tranh lạnh, Nhật Bản chỉ dành 1 % tổng sản phẩm quốc dân cho những chi phí quân sự, còn tập trung sức vào phát triển kinh tê' (trong khi các nước khác chi phí quân sự là 4 - 5%, thậm chí có nước lên tói 20%).
Từ nhiêu thập niên qua, các giới cầm quyên Nhật Bản thi hành một chính sách đối ngoại mém mỏng vẻ chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đâu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á. Từ đâu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vưon lên trở thành một cường quốc chính trị để tưong xứng với vị thè' siêu cường kinh tế của mình.
- Trình bày những nét nổi bật trong chinh sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945.
CÂU HÓI VÀ BÀI TẬP
Hãy nêu ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX ?