SGK Vật Lí 9 - Bài 34 Máy phát điện xoay chiều

  • Bài 34 Máy phát điện xoay chiều trang 1
  • Bài 34 Máy phát điện xoay chiều trang 2
MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIÊU
Cái đinamô ỏ xe đạp nhỏ xíu và nhà máy thuỷ điện Hoà Bình khống lồ đều cho dòng điện xoay chiều. Vậy cấu tạo và chuyển vận của chúng có gì giống nhau và khác nhau ?
I - CAU TẠO VÀ HÒẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIÊU
Quan sát
Trong các bài trên, chúng ta đã tạo ra được dòng điện xoay chiéu trong nhiều thí nghiệm. Dựa theo những thi nghiệm đó, người ta đã chê tạo ra hai loại máy phát điện xoay chiều. Hình 34.1 vẽ so đồ cấu tạo của máy phát điện có cuộn dây quay và hình 34.2 vẽ so đổ máy phát điện có nam châm quay.
Hãy chỉ ra những bộ phận chính của mồi loại máy phát điện này và nêu lên chỏ giống nhau, khác nhau của chúng.
Giài thích vì sao khi cho nam châm (hoặc cuộn dây) quay ta lại thu được dong điện xoay chiêu trong các máy trên khi nối hai cực cua máy vói các dụng cụ tiêu thụ điện.
Kết luận
Các máy phát điện xoay chiều đẻu có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dần.
Hình 34.]
— Cuộn dây dẫn	Nam châm
Hình 34.2
Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại có thể quay được gọi là rỏto.
- MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIÊU TRONG Kĩ THUẬT
Đặc tính kĩ thuật
Máy phát điện trong công nghiệp có thế cho dòng điện có cường độ lOkA và hiệu điện thế xoay chiéu (còn gọi là điện áp)
10,5kV, đường kính tiết diện ngang của máy đến 4m, chiéu dài đến 20m, công suất 110MW (hình 34.3). Trong các máy này, các cuộn dây là stato, còn rôtp là nam châm điện mạnh, ơ Việt Nam, các máy cung cấp điện có tân số 50Hz cho lưới điện quốc gia.
Cách làm quay máy phát điện
Trong kĩ thuật, có nhiéu cách làm
quay rôto của máy phát điện, ví
dụ như dùng động co nổ, dùng
tuabin nước, dùng cánh quạt gió.
- VẬN DỰNG
Hãy so sánh chỗ giống nhau và khác nhau vé cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiẻu trong công nghiệp.
Hình 34.3
ứ Một máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bội phận đó đúng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rõto.
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Trong các máy phát điện lớn dùng trong công nghiệp, người ta dùng nam châm điện thay cho nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường mạnh. Để đưa dòng điện một chiều vào nam châm điện, người ta dùng một bộ góp điện. Bộ góp điện gồm hai vành khuyên gắn vói hai đáu cuộn dây của nam châm điện và hai thanh quét (hay chổi than) luôn tì sát vào hai vành khuyên. Dây dẫn nối hai chổi than vói hai cực nguồn điện ở ngoài. Nhò thế mà khi nam châm quay, dây dẫn nổi không bị xoắn lại.