Bài 41: Giới thiệu một nhân tài lỗi lạc của Đại Việt mà em vô cùng kính phục, tự hào: Trạng nguyên Nguyễn Hiền

  • Bài 41: Giới thiệu một nhân tài lỗi lạc của Đại Việt mà em vô cùng kính phục, tự hào: Trạng nguyên Nguyễn Hiền trang 1
  • Bài 41: Giới thiệu một nhân tài lỗi lạc của Đại Việt mà em vô cùng kính phục, tự hào: Trạng nguyên Nguyễn Hiền trang 2
Bài 41
Giới thiệu một nhân tài lỗi lạc của Đại Việt
mà em vô cùng kính phục, tự hào.
Bài làm
Trạng nguyên Nguyễn Hiền
Trạng nguyên Nguyễn Hiền là con trưởng của ông Nguyên Duy Luân - người đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) vào năm Mậu Tý (1168) niên hiệu Chính Long Báo ứng thứ 6 triều vua Lý Anh Tông với bà chánh thất Lê cung nhân.
Thuở nhỏ, Nguyễn Hiền học chữ Nho một vài năm với nhà sư, sau đó là bố mẹ dạy và tự học. Vốn thông minh quán thế, tài cao hơn người, học một biết mười, các kinh sách chỉ xem qua một lần là ông nhớ hết. Các tác phẩm từ chương thi phú của các đại gia được ông đọc qua, ông có thể vui chơi hồn nhiên với các bạn nhỏ cùng trang lứa, cũng có thể chong đèn đọc sách và học thâu canh. Trời đất đã khai tâm mở trí cho ông và bản thân lại hết sức chăm chỉ học hành, nỗ lực rèn luyện, nên ông sớm thành đạt, nổi danh trong thiên hạ.
Sử sách có chép: Tháng Hai năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (1247), đời vua Trần Thái Tông, khi mới mười ba tuổi, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên khoa thi Thái học sinh với bài “Áp tử từ kê mẫu du hồ phú” (Bài phú về vịt con giã từ mẹ gà đi chơi hồ nước). Và Nguyễn Hiền đã trở thành vị Trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử Đại Việt.
Nguyễn Hiền làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Ông có nhiều kế sách phò vua giúp nước như mở võ đường ở kinh kì Thăng Long và các châu để rèn binh sĩ, tổ chức đắp đê quai vạc sông Hồng để ngăn lũ lụt bảo vệ mùa màng; ông chủ trương phát huy cá/ Thiện để áp chế, khắc phục cái Ác, cái Xấu trong mỗi người, trong xã hội. Khi Đại Việt bị giặc Chiêm Thành xâm lược, vua đã cử Nguyễn Hiền mang quân đánh tan lũ giặc. Vua Trần Thái Tông đã phong thưởng cho ông là “Đệ nhất hiển quý quan”.
Ngày mười bốn tháng Tám năm Bính Tý (1956), Trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng qua đời, hưởng dương hai mươi mốt tuổi. Đại Việt mất đi một bậc nhân tài lỗi lạc. Để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mà mệnh yểu, nhà vua đã cho đổi tên huyện Thượng Hiền thành Thượng Nguyên, và tôn phong ông là “£>ạ/ Vương Thành Hoàng", được tôn thờ ở ba mươi hai nơi, trong đó có đình Lại Đà, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Đình Lại Đà là một di tích văn hoá ở Thủ đô, có quy mô to lớn, toạ lạc trên một không gian rộng lớn, to đẹp có thế Hổ phục hướng ra sông Đuống. Hiện nay trong đình Lại Đà còn có ngai và tượng Trạng nguyên Nguyễn Hiền sơn son thếp vàng, đồng thời còn lưu giữ hai mươi sắc phong từ thời Lê - Trịnh đến thời Nguyễn.
Lê Đức Tuệ, 5A
Trường Tiểu học Lê Lợi - Thanh Hoá