Bài 43: Kể lại một vài điều lí thú em mới biết về một nơi xa lạ: Màu xanh của Rừng Sác - Cần Giờ

  • Bài 43: Kể lại một vài điều lí thú em mới biết về một nơi xa lạ: Màu xanh của Rừng Sác - Cần Giờ trang 1
  • Bài 43: Kể lại một vài điều lí thú em mới biết về một nơi xa lạ: Màu xanh của Rừng Sác - Cần Giờ trang 2
  • Bài 43: Kể lại một vài điều lí thú em mới biết về một nơi xa lạ: Màu xanh của Rừng Sác - Cần Giờ trang 3
Bài 43
Kể lại một vài điều lí thú em mói biết về một noi xa lạ.
Bài làm
Màu xanh của Rừng Sác — Cần Giờ
Nói đến Rừng Sác là người ta nghĩ ngay đến Cần Giờ. Sác là tên chung của các loại cây rừng ngập mặn như đước, vẹt, dưng, dà,... Giữa mênh mông rừng sác, tiếng bìm bịp rúc con nước lớn, con nước ròng, tiếng chim cúc cu gọi bạn tình, tiếng lá reo hoà cùng tiếng sóng vỗ, bao la mênh mông một màu xanh.
Về mặt địa lí, Cần Giờ là một phần đồng bồi Đồng Nai, có tên là Rừng Sác Gia Định, từng rộng đến 170.000 ha, chiếm một phần ba diện tích rừng ngập mặn của cả nước.
Cuối thế kỉ xvm và mấy năm đầu thế kỉ XIX, thuyền chiến của quân Nguyễn Ánh như lá tre đậu kín các luồng lạch và mặt cửa sông Cần Giờ. Thuở ấy, rắn rết nhiều vô kể, cá sấu nối đuôi nhau bơi lượn hàng đàn, chim trời hàng vạn con, chiều chiều đậu trắng xoá ngọn cây xanh, tiếng kêu vang động một vùng sông nước.
Trong những năm dài kháng chiến chống Mỹ, Rừng Sác - Cần Giờ là căn cứ địa của Đoàn 10 đặc công anh hùng. Các chú, các cô dũng sĩ đã treo mình trong tán cây rừng, đã vùi mình trong bùn lầy, đã bơi lội trong dòng nước, ôm bom, vác súng, xuất quỷ nhập thần, đã hàng chục lần đốt cháy kho xăng Nhà Bè, đánh phá quân cảng Cát Lái, hàng trăm lần phục kích bắn cháy, bắn đắm tàu giặc trên bảy con sông chảy qua Cần Giờ. Các chú, các cô đã đem chí khí, lòng quả cảm và xương máu của tuổi hai mươi để viết nên những trang sử, những chiến công hiển hách. Có bao chiến sĩ đã ngã xuống trong mưa bom bão đạn của Mỹ - ngụy. Có nhiều cô gái đã vị cá sấu nuốt chửng trong những đêm phục kích giặc, đi tải đạn.
Đến thăm Cần Giờ - Rừng Sác hôm nay, du khách nghiêng mình, cúi đầu thành kính thắp nén hương trên mộ chí các liệt sĩ anh hùng của Đoàn 10 đặc công, và nhẩm đọc những dòng này khắc trên Bia tưởng niệm:
“860 anh hùng liệt sĩ Rừng Sác đã ra đi Lòng Tàu, Tuy Hạ, Nhà Bè đó Khói lửa ngút trời sử sách ghi”...
Giặc Mỹ xâm lược đã trút xuống Rừng Sác - Cần Giờ trên một triệu gallons hợp chất độc hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta. Sau nãm 1975, cả một vùng rộng lớn rừng ngập mặn ở đây chỉ còn trơ lại đất hoang hoá. Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã phải đổ biết bao công sức, mồ hôi và tiền của, suốt 25 năm trời, kể từ năm 1979, mới phục hồi được hệ sinh thái rừng ngập mặn, để ngày nay có 31 ngàn ha rừng với 175 loài thực vật, cùng với 7 con sông lớn và chằng chịt hàng trăm con rạch nuôi nấng, bảo tồn 700 loài khu hệ thuỷ sinh không xương sống; 130 loài khu hệ cá; 9 loài lưỡng thể, 31 loài bò sát; 4 loài có vú của hệ sinh động vật có xương sống, trong đó có những loài quý hiếm được ghi vào “sách đỏ”. Huyện Cần Giờ chiếm 1/3 diện tích TP. Hồ Chí Minh đã được phủ màu xanh, phục hồi rừng ngập mặn là chiến công vô cùng to lớn của nhân dân ta trong hoà bình tái thiết đất nước.
Đến thăm khu nghĩa trang Rừng Sác - Cần Giờ ngày nay (2009), ta được hạnh ngộ một nhân chứng lịch sử và kháng chiến, một anh hùng của Đoàn 10 đặc công năm xưa. Đó là ông Nguyễn Văn Tám, đã vào rừng đước đánh giặc từ năm 1958, lúc còn là một thiếu niên. Ông đã trải qua hàng trăm, hàng nghìn trận đánh ác liệt. Bao máu và nước mắt của ông đã đổ xuống. Ông đã nhiều lần ôm đồng đội bị tử thương bơi qua sông. Ông đã bao phen cùng đồng đội vào sinh ra tử đốt cháy kho xăng Nhà Bè, bắn cháy tàu chiến giặc trên sông Cần Giờ. Ông từng là Phó Chủ tịch huyện Cần Giờ 4 khoá liên tục, là người chỉ huy trồng lại 3.000 ha rừng đước đầu tiên. Và mấy năm nay, ông trở lại đời thường làm hướng dẫn viên du lịch. Khu Di tích căn cứ Đoàn 10 đặc công Rừng Sác. Ngày nắng hay ngày mưa, du khách vẫn nhìn thấy ông Tám, người nhỏ, da ánh-màu phèn mặn, bộ quân phục bạc màu, đi thắp từng nén hương lên từng nấm mồ liệt sĩ, bởi ông “không chít được rừng”, “không xa rời được đồng đội đã hi sinh”.
Nghiêng mình trước hương hồn các chiến sĩ anh hùng Rừng Sác - Cần Giờ. Cúi đầu cảm phục ông Nguyễn Văn Tám, người anh hùng Đoàn 10 đặc công Rừng Súc. Nghe sóng vỗ trầm hùng, nghe gió thổi rừng đước reo, nghe cá quẫy và tiếng lao xao của đàn chim trời, ta mới thấm thìa màu xanh của Rừng Sác là màu xanh của tình nghĩa thuỷ chung, là màu xanh của niềm tin và hi vọng, màu xanh bất duyệt bền vững của giang sơn xứ sở muôn quý nghìn yêu.
Hoàng Quốc Tú, 5A
Trường Tiểu học Bạch Đằng - Hải Phòng