Giải Lịch Sử lớp 10 Bài 19: Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân

  • Bài 19: Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân trang 1
  • Bài 19: Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân trang 2
  • Bài 19: Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân trang 3
Bài 19
CẢI CÁCH TÔN GIÁO VÀ CHIẾN TRANH NÔNG DÂN
Cải cách tôn giáo
Câu hỏi: Tại sao phong trào Cải cách tôn giáo (liễn ra ở châu Âu?
Hướng (lẫn trả lời:
Thòi trung đại, Ki-tô giáo là chỗ dựa vững chắc nhất và là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.
Đến thời hậu kỉ trung đại, Giáo hội trở nên thối nát, phản động, ngăn cản hoạt động của giai cấp tư sản đang lên.
Nhu cầu của giai cấp tư sản .và các tầng lớn nhân dàn là cần có một Giáo hội mới vói một hệ thống giáo lí mới phù hợp với thời đại mới. Đó là nguyên nhân nổ ra phong trào Cải cách tôn giáo.
Câu hỏi: Điểm giống nhau giữa cai cách Lu-thơ và Can-vanh là gì ?
Hướng (lẫn trả lời:
Không thủ tiêu tôn giáo, dung những biện pháp ôn hoà để quay về giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và lễ nghi phiền toái.
Câu hỏi: Nêu những nét CO' bản cải cách tôn giáo của Lu-thơ và Can-vanh. Tác (lụng của các cuộc cải cách đó?
Hướng dẫn trả lời:
Cải cách của Lu-thơ: Lu-thơ là người khởi xưởng phong trào Cải cách tôn giá iước Đức. Ông không muốn thủ tiêu tôn giáo mà chỉ dùng biện pháp ôn hoa, quay về với Giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ. Lu-thơ muốn thủ tiêu vai trò của Giáo hội, bãi bỏ những thủ tục và lễ nghi phiền toái. Ông chủ trương cứu vót con người bằng lòng tin. Cải cách của Lu-thơ mang tính nửa vời.
Cải cách của Can-vanh: Chủ trương duy trì tín ngưỡng, tôn sùng Thượng đế, quay về với Giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ. Bên cạnh đó, ông muốn xoá bỏ cơ sở kinh tế của Giáo hội, thủ tiêu địa vị xã hội cùa tăng lữ. Can-vanh còn tích cực ủng hộ sự làm giàu. Vì vậy, học thuyết của ông đu'Ọ'c giai cấp tư sản ủng hộ.
Tác dụng của Cải cách tôn giáo:
+-Nó tấn công trực tiếp vào Giáo hội Thiên Chúa và vào chế độ phong kiến.
+ Nó châm ngòi cho phong trào đấu tranh nông dân, tiêu biểu là chiến tranh
nông dân Đức.
Bài tập : Ghi dáng (Đ) vào các câu sau đây nói về nguyên nhân làm nảy sinh phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu?
□ Chế độ phong kiến Tây Âu từ thời Clô-vit trở đi, vương quyền gắn bó
chặt chẽ vó'i thần quyền.
□ Giáo hội Thiên chúa là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến và tư sản.
□ Nhu cầu cùa giai cấp tư sản và các tầng lóp nhân dân là cần có một giáo
hội mói vói hệ tư thong giáo lí mó'i phù họp với thòi đại mới.
□ Đen thời hậu trung đại, Giáo hội đang phát triển mạnh ỏ' châu Âu.
□ Giáo hội thời hậu kì trung đại trở thành một thế lực kinh tế, xã hội và tinh
thần cản trở các hoạt động đối với giai cấp tư sản.
Hướng dan trả lời:
a: Đ	c: Đ	e: Đ
Bài tập: Ghi nội dung vào cột B cho phù họp với cột A sau đây:
Cải cách tôn giáo
Nội dung
1. Lu-thơ.
2. Can-vanh.
* Hưởng dẫn trả lời:
Cải cách tôn giáo
Nội dung
1. Lu-thơ.
Chủ trương quay về với giáo lí nguyên thủy.
Cứu vót con người bằng lòng tin.
Bác bỏ những nghi lễ phiền phức.
2. Can-vanh.
Chủ trương quay về với giáo lí nguyên thuỷ.
Tổ chức lại Giáo hội và hoạt động tôn giáo phù hợp với thòi kì mới.
Xoá bỏ kinh tế của nhà thờ, thù tiêu địa vị của quý tộc.
Chiến tranh nông dân Đức
Câu hỏi: Nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh nông dân Đức? Tóm tắt diễn hiến của Chiến tranh?
Hướng dẫn trả lời:
Nguyên nhân:
Thế kỉ XV - XVI, ờ Đức có nhiều hoàn cảnh khác nhau: Thành thị; Kinh tế hàng hoá phát triển: ở nông thôn, nông dân sống đau khổ dưới chế độ phong kiến và sự thối nát của Giáo hội Thiên chúa.
Ảnh hưởng của phong trào Cải cách tôn giáo đến nông thôn Đức, nông dân nồi dậy khỏi nghĩa.
Diễn biến:
Ngưò'i lãnh đạo phong trào là Tô-mát Muyn-xơ.
Trong giai đoạn đầu, phong trào nông dân giành được một số thắng lợi. Họ chiếm được 1/3 lãnh thổ Đức.
Cuối cùng thất bại, bị đàn áp dã man.
Câu hỏi: Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc Chiến tranh nông dân Đức?
Hướng dẫn trả lời:
Thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu sự đoàn kết giữa các vùng trong nước, giữa các thành phần xã hội tham gia phong trào.
Đây là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất ở châu Âu, nó phản ánh lòng căm thù cùa quần chúng bị áp bức. Đó là những trang sử vẻ vang nhất của nước Đức thòi trung đại và được nông dân viết nên bằng máu của mình. Nó đã góp sức vào “trận chiến đấu thứ nhất chống chế độ phong kiến cùa giai cấp tư sản châu Âu”.