Giải Lịch Sử lớp 10 Bài 33: Chiến tranh phong kiến và sự chia cắt đất nước

  • Bài 33: Chiến tranh phong kiến và sự chia cắt đất nước trang 1
  • Bài 33: Chiến tranh phong kiến và sự chia cắt đất nước trang 2
  • Bài 33: Chiến tranh phong kiến và sự chia cắt đất nước trang 3
Chương V
VIỆT NAM TỪ ĐẢU THÉ KỈ XVI ĐÉN CUỐI THÉ KỈ XVIII
Bài 33
CHIẾN TRANH PHONG KIÉN VÀ sự CHIA CẮT ĐẤT NƯỚC
Sự suy yếu của triều Lê và sự ra đời của triều Mạc
Câu It ỏi: Hãy nêu những hiểu hiện về sự suy yếu của triều Lê và sự ra đời của triều Mạc.
* Hướng (lẫn trả lời:
Những biểu hiện sự suy yếu của triều Lê:
+ Đầu thế kỉ XVI, triều Lê ngày càng bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn và mất hết vai trò tích cực: vua quan ăn chơi sa đoạ, nội bộ triều đình mâu thuẫn.
+ Nhiều cuộc khỏi nghĩa nông dân và các thế lực chống lại triều đình nổi lên khắp nơi làm cho triều Lê càng thêm suy yếu.
Sự ra đò’i của nhà Mạc:
+ Lọi dụng sự suy yếu cùa triều Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc.
+ Nhà Mac tổ chức lại bộ máy quan lại. Tiếp tục duy trì hệ thống pháp luật của nhà Lê, nhưng điều chỉnh lại cho hoàn chinh.
+ Nhà Mạc tỏ ra lúng túng trong chính sách đối ngoại. Nhà Mạc đáp ứng nhiều yêu cầu vô lí của nhà Minh (Trung Quốc), làm cho nhà Mạc rơi vào the bị cô lập.
Bài tập: Điền các sự kiện lịch sử vào các mốc thời gian đã cho sau đây:
Thòi gian
Sự kiện
1527
1533
1545
1545 - 1592
1592
1627 - 1672
* Hướng (lẫn trá lời:
Thời gian
* t	Sự kiện
- 1527
- Mạc Đăng Dung bắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc.
- 1533
- Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập lại nhà Lê.
- 1545
- Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm thay thế vị trí cùa ông, tiếp tục cuộc chiến tranh vó'i nhà Mạc.
- 1545 -1592
- Cuộc xung đột Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm.
- 1592
- Quân Nam triều tấn công vào Thăng Long, giành thắng lợi quyết định.
- 1627- 1672
- Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bảy lần với những trận đánh ác liệt làm cho đất nước tương tàn.
Nội chiến Nam - Bắc triều
Câu hỏi: Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Lúc nhà Mạc tập trung lực lượng đối phó với cuộc nổi dậy trong nước, Nguyên Kim, một tướng cũ nhà Lê, đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê.
Từ năm 1539 đến năm 1543, Nguyễn Kim đánh Thanh Hoá, Nghệ An, xây dựng khu vực này thành vùng kiểm soát của chính quyền nhà Lê dưới danh nghĩa triều Lê Trung hưng.
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm thay thế vị trí của ông, tiếp tục chiến tranh với nhà Mạc. Họ Trịnh nắm quyền chi phối triều Lê. Thế lực vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh - Nghệ (gọi là Nam Triều) ngày càng mạnh, đối địch với chính quyền nhà Mạc ỏ' Thăng Long (gọi là Bắc triều).
Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ 1545 đến 1592), tàn phá đất nưóc nặng nề.
Năm 1592, Nam triều tấn công vào Thăng Long, giành thắng lợi quyết định. Cục diện Nam - Bắc triều về cơ bản đã chấm dứt.
Câu hỏi: Vì sao hình thành Nam - Bắc triều? Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc chiến tranh giữa các phe đối lập nào và hậu quả của nó ra sao?
Hướng dẫn trả lời:
Vì sao hình thành Nam - Bắc triều:
+ Đầu thế kì XVI, triều đình nhà Lê ngày càng bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn và mất hết vai trò tích cực. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân và các thế lực chống lại triều đình nồi lên ở khắp nơi làm cho triều Lê ngày càng suy yếu.
+ Lọi dụng tình hình đó, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).
+ Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê (Nam triều).
Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc chiến tranh giữa các phe đối lập:
+ Lê với Mạc từ năm 1539 đến năm 1543.
+ Trịnh với Mạc từ năm 1545 đến năm 1592.
Hậu quả:
+ Đất nước bị chia cắt lâu dài.
+ Nhân dân chịu nhiều cơ cực.
+ Làm suy yếu sự phát triển của đất nước.
Nội chiến Trịnh - Nguyễn và sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài Câu hỏi: Trình bày những nét cơ bản về nội chiến Trịnh - Nguyễn và sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài.
Hướng dẫn trả lời:
Nội chiến Trịnh - Nguyễn:
+ Trịnh Kiểm muốn thâu tóm mọi quyền hành và loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn.
+ Nguyễn Hoàng vào trấn giũ' ở Thuận Hoá.
+ Sau 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hoá, đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao kiêm lãnh làm Trấn thủ cả xứ Quảng Nam (từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông). Dần dần, khu vực Thuận - Quảng trờ thành vùng đất cùa tập đoàn phong kiến Nguyễn.
+ Trong vòng 45 năm (từ 1627 đến 1672), hai họ Trịnh - Nguyễn đánh nhau bảy lần, làm cho đất nước tương tàn.
Sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài:
+ Vùng đất từ sông Gianh, Luỹ Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài.
+ Vùng Thuận Quảng phía nam, đưọ'c gọi là Đàng Trong, của chính quyền họ Nguyễn.
Câu hỏi: Vì sao tại có sự phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài và sự phân chia này ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình phát triển của lịch sử đất nước?
Hướng dẫn trả lời:
Ngay tù' khi cuộc chiến Nam - Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống cùa sự chia rẽ. Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mình mọi quyền hành và loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn. Đế tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng đã tìm cách để được vào trấn thủ ở Thuận Hoá, rồi sau đó trấn thủ cả xứ Quảng Nam. Khu đất này dần dần trỏ' thành vùng đất cùa tập đoàn phong kiến Nguyễn
Vùng đất từ sông Gianh, luỹ Thầy (Quảng Bình) trỏ' ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Vùng Thuận Quảng ở phía nam, được gọi là Đàng Trong, của chính quyền họ Nguyễn.
Cuộc phân chia đó dần dẫn đến cuộc chiến tranh kéo dài hết năm này qua năm khác, đã tiêu huỷ sức người, sức cùa, triệt phá ruộng đồng, xóm làng. Điều nguy hại là đã chia đất nước ta thành giang sơn của hai dòng họ, làm tôn thương cho sự phát triển đất nước, dân tộc.